发布时间:2025-01-25 01:26:18 来源:VBet88 作者:Ngoại Hạng Anh
Sáng nay 13/6, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Số lượng kiến nghị cử tri rất lớn
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, thông qua 2.073 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2, 63 Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố đã tổng hợp được 3.320 kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội. Trong đó, có 168 kiến nghị (5,1%) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan của Quốc hội; 3.119 kiến nghị (94%) thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, 13 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và 20 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức chính trị - xã hội.
Đánh giá chung về kết quả giải quyết kiến nghị của cử trị đối với Chính phủ, các bộ, cơ quang ngang bộ, Trưởng ban Dân nguyện cho hay, mặc dù nhận được số lượng kiến nghị cử tri rất lớn, nhưng Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã rất tích cực chỉ đạo giải quyết, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị lắng nghe.
Kết quả là ngay trong khoảng thời gian 6 tháng giữa hai kỳ họp toàn bộ 3.119 kiến nghị được trả lời, 94 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành; hàng nghìn cuộc thanh tra chuyên ngành đã được tổ chức qua đó phát hiện, xử lý nhiều vi phạm theo yêu cầu, kiến nghị của cử tri, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống người dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành đã rất nỗ lực xem xét, giải quyết dứt điểm nhiều vấn đề mà cử tri nêu, kết quả là số lượng kiến nghị trong kỳ họp này đã được giải quyết dứt điểm lên đến 539 kiến nghị, gấp 3 lần kỳ trước (176 kiến nghị).
Đặc biệt, tháng 4/2017, Chính phủ đã đưa hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của người dân lên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đây là bước đột phá tăng cường sự tương tác giữa người dân với Chính phủ, nâng cao chất lượng giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri.
Trả lời kiến nghị phần lớn bằng việc cung cấp thông tin
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, các bộ, ngành còn quá chú trọng tới việc trả lời các kiến nghị (để tránh tồn đọng) mà chưa quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết, hoặc xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm kiến nghị. Điều này dẫn đến thực trạng số lượng kiến nghị được trả lời là rất lớn nhưng chất lượng của việc giải quyết kiến nghị còn chưa cao, số kiến nghị được trả lời chỉ bằng việc cung cấp thông tin còn nhiều (68%), cá biệt có văn bản nội dung trả lời còn chưa rõ, chưa đúng, chưa đầy đủ với câu hỏi mà cử tri nêu.
Trưởng ban Dân nguyện nêu ví dụ: Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị xem xét khắc phục tình trạng bất cập là nhiều đơn vị cấp phòng trực thuộc UBND cấp huyện có con dấu và tài khoản riêng nhưng có những phòng cùng cấp lại không có (?). Nhưng trả lời chỉ nêu hiện đã có quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và Bộ sẽ làm việc với các bộ liên quan trong thời gian tới.
“Trả lời như vậy là chưa rõ ràng và khó hiểu đối với cử tri, cử tri không biết tình trạng như đã nêu là đúng hay sai? Có được Bộ tiếp thu khắc phục không? Khi nào thì sẽ giải quyết?”, Trưởng ban Dân nguyện nêu.
Bên cạnh đó, việc thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu để giải quyết dứt điểm các kiến nghị, các vụ việc cụ thể mà cử tri phản ánh còn nhiều hạn chế, chưa được tổ chức thường xuyên; thanh tra vụ việc thường chỉ được thực hiện sau khi phát hiện vi phạm; việc tiếp công dân, đối thoại với công dân, đặc biệt là ở cấp xã, huyện có lúc, có nơi còn bị xem nhẹ,...
Do vậy, để nâng cao chất lượng và trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề xuất, Chính phủ nên coi việc giải quyết kiến nghị của cử tri là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Bộ trưởng, Trưởng ngành; đồng thời, sớm có hình thức nhắc nhở, xử lý đối với cá nhân, cơ quan, không thực hiện trả lời cử tri theo quy định và công khai để cử tri được biết./.
D.T
相关文章
随便看看