当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo bô đào nha】Soi kèo góc Sevilla vs Vallecano, 22h15 ngày 24/11

【soi kèo bô đào nha】Soi kèo góc Sevilla vs Vallecano, 22h15 ngày 24/11

2025-01-18 06:42:01 [World Cup] 来源:VBet88
Tự chủ bệnh viện - tránh lãng phí quỹ bảo hiểm y tế Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn?nóngsoi kèo bô đào nha Kỳ vọng và yêu cầu đối với Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) rất lớn

Cần giúp bệnh viện tự chủ có thể hoạt động như một công ty

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, chiều 6/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Tự chủ bệnh viện và giá dịch vụ khám chữa bệnh “nóng” nghị trường Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn Bình Định cho rằng, qua theo dõi thảo luận cho thấy còn 2 vấn đề đó là giá dịch vụ khám chữa bệnh và tự chủ bệnh viện.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, cần phân hai luồng giá viện phí. Một là, giá được bảo hiểm chi trả. Đây là giá được quy định cụ thể cho từng chuyên khoa, phương pháp điều trị và giá này cần có lộ trình để tính đúng, tính đủ, đặc biệt tiến tới xóa bỏ khái niệm đồng chi trả. Vấn đề này rất quan trọng, Luật cần phải nêu rõ. Bởi đây chính là việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở mọi đối tượng.

Hai là, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu. Theo đại biểu, đây chính là động lực để các bệnh viện thay đổi và phát triển. Do đó, không thể quy định giá trần mà cần tuân theo quy luật của thị trường.

Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế như về trình độ nhân viên y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thời gian khám hay các phẫu thuật can thiệp kỹ thuật đặc biệt.

Cùng với đó, việc thanh kiểm tra, rà soát giá khám chữa bệnh bảo đảm công khai, giải trình tường minh cũng là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Tài chính và cơ quan thanh thanh tra, kiểm tra.

Về vấn đề tự chủ bệnh viện, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng đây là vấn đề khó nhưng nếu đã giải quyết được vấn đề giá khám, chữa bệnh thì việc vận hành các bệnh viện công tự chủ sẽ tường minh.

Luật cần giúp cho bệnh viện tự chủ có thể hoạt động tương tự như một công ty nhưng có thêm nhiệm vụ chính trị là chăm sóc sức khỏe cho người dân trong các tình huống cấp cứu- đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội đánh giá cao ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung liên quan đến giá dịch vụ y tế và tự chủ bệnh viện.

Đồng thời, ông Cường đồng tình với nguyên tắc giá dịch vụ tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh. Tuy nhiên, các nội cụ thể của dự thảo luật lại chưa cụ thể hóa các nguyên tắc vừa nêu.

Về tự chủ, đại biểu đoàn Hà Nội cho hay, dự thảo quy định các đơn vị tự chủ được chi thường xuyên, chi đầu tư, được quyền xác định giá, tự chủ về tổ chức, lao động, nhưng khi đọc kỹ dự thảo cho thấy các quyền này gần như không được thực hiện.

Để tự chủ, điều quan trọng nhất là bệnh viện hay cơ sở khám, chữa bệnh phải có đủ khả năng tự quyết định những vấn đề khám, chữa bệnh. Như vậy năng lực về tự chủ hay năng lực về quyết định những vấn đề của bệnh viện phải là điều kiện tiên quyết cho việc quyết định đơn vị đó có tự chủ hay không. Vì vậy, dự thảo phải đưa ra một điều hoặc mục quy định về điều kiện đơn vị khám, chữa bệnh được tự chủ.

Hơn nữa, tự chủ có nhiều mức khác nhau tuy nhiên trong dự thảo luật này chỉ đề cập đến một loại bệnh viện là tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư, như vậy chưa phát huy, khuyến khích các bệnh viện từ các mức tự chủ thấp lên tự chủ cao.

Về giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu, hiện nay đang quy định những bệnh viện tự chủ cao nhất được quyền xác định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong phạm vi khung giá hay mức giá cao nhất của Bộ Y tế quy định.

Quy định như vậy đại biểu cho rằng có 2 điều mâu thuẫn. Thứ nhất, vô hình chung tất cả những dịch vụ y tế của bệnh viện tự chủ đều được xác định một mức giá cao hơn giá do nhà nước quy định, bởi được tự chủ quyết định không vượt quá khung. Như vậy vô hình chung đã loại bỏ cơ hội cho những người thu nhập thấp không thể nào tiếp cận được những bệnh viện tự chủ.

Mâu thuẫn thứ hai, giá dịch vụ cao nhưng không vượt quá khung của nhà nước quy định, sẽ có một số dịch vụ cần sử dụng những biện pháp kỹ thuật cao, cần phải có chi phí nhiều hơn sẽ không thực hiện được. Như vậy, người dân có khả năng chi trả, muốn được sử dụng các dịch vụ cao hơn hẳn cũng không đáp ứng được và phải sang khu vực bệnh viện tư nhân.

Quy định như vậy vừa loại bỏ cơ hội tiếp cận của người thu nhập thấp, vừa loại bỏ cơ hội, mong muốn được hưởng dịch vụ cao của người thu nhập cao, vừa loại bỏ cơ hội để cho các bệnh viện tự chủ vươn lên, nâng cao trình độ.

Quán triệt nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cảm ơn các ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Tự chủ bệnh viện và giá dịch vụ khám chữa bệnh “nóng” nghị trường Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu thảo luận tại hội trường

Bộ trưởng khẳng định, đây là dự án Luật khó, liên quan đến vấn đề chuyên môn sâu, đối tượng tác động rộng, ảnh hưởng căn cốt lợi ích mỗi người dân, chịu sự ràng buộc của nhiều dự án Luật khác.

Cơ quan soạn thảo đã quán triệt nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, tiếp thu đầy đủ trên tinh thần cầu thị ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật đạt chất lượng cao nhất, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đối với vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất lượng người hành nghề, Bộ trưởng cho biết, đây là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng hành nghề, tính mạng người bệnh. Qua tham khảo kinh nghiệm, mô hình từ nhiều nước phát triển, trong dự thảo Luật đã có các quy định về kiểm tra đánh giá năng lực, đảm bảo sự an toàn của người bệnh, nâng cao chất lượng đào tạo y tế.

Nội dung liên quan đến Hội đồng y khoa quốc gia là nội dung mới, cụ thể hóa Nghị quyết 20, giúp việc đánh giá năng lực hành nghề đạt được chuẩn chung của quốc gia, quy định này cũng nhận được sự thống nhất cao của các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như của các đại biểu Quốc hội.

Về thời hạn giấy phép hành nghề, để giải quyết bất cập trong luật cũ, dự thảo Luật lần này quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y, đảm bảo lực lượng này liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng hành nghề, hạn chế sai sót xảy ra, giúp đội ngũ cán bộ y tế nâng cao trình độ, tiệm cận các tiêu chuẩn chung của quốc tế.

Liên quan đến tự chủ, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu, quy định về tự chủ liên quan đến rất nhiều luật hiện hành, do vậy dự thảo Luật quy định một số nội dung mang tính chất nguyên tắc, đặc thù đối với ngành y tế.

Về lâu dài, chúng tôi mong muốn Quốc hội, Chính phủ có một luật liên quan đến các đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết căn cơ, triệt để các vấn đề tồn tại, vướng mắc liên quan đến các đơn vị sự nghiệp công lập. "Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát nội dung liên quan đến vấn đề tự chủ để thể hiện trong dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tới đây" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Bộ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ, theo quy định tại Khoản 2, điều 21 Luật Giá 2012 thì các Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn về phương pháp định giá đối với hàng hóa dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. Dự thảo Luật đã thể hiện quy định của Luật Giá hiện hành và đối chiếu với các nội dung của dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đang trình Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến các đại biểu Quốc hội và kế thừa các quy định tại Điều 88 tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 dự kiến sẽ chỉnh lý quy định những nội dung liên quan đến giá khám, chữa bệnh như sau: Luật quy định về các yếu tố hình thành giá theo hướng tính đúng, tính đủ; giao cho Chính phủ quy định về lộ trình cụ thể của việc tính đúng, tính đủ.

Bên cạnh đó, trên cơ sở lộ trình do Chính phủ quy định, Bộ Y tế sẽ quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và do ngân sách nhà nước thanh toán. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh quản lý nhưng không vượt qua mức giá dịch vụ tương ứng do Bộ Y tế quy định. Cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước được tự quyết định giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu; Cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân được quyết định giá theo luật hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, việc thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 hết sức quan trọng đối với ngành y tế: Thứ nhất, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động mà Luật năm 2009 chưa bao phủ hết; thứ hai, có đủ thời gian cho các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các văn bản hướng dẫn; thứ ba, tạo tiền đề cho việc xây dựng các quy định có liên quan.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读