发布时间:2025-01-16 18:56:44 来源:VBet88 作者:Nhà cái uy tín
TikTok chính thức ra mắt tại Việt Nam năm 2019. Đến nay,ảnhgiácthủđoạnxuyêntạcchốngpháviệctăngcườngquảnlýketqua tbn Việt Nam xếp thứ 6 trong tốp 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới với khoảng 49,9 triệu người dùng.
Thời gian đầu xuất hiện tại Việt Nam, TikTok có nội dung thuần túy về giải trí nhưng từ năm 2022 trở lại đây, trên nền tảng này xuất hiện nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và nhiều nội dung độc hại ảnh hưởng đến người dùng. Những sai phạm của TikTok dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội; khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chỉ ra 6 vi phạm của TikTok tại Việt Nam, gồm: (1) Nền tảng này không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung độc hại, nhảm nhí, có khả năng gây nguy hiểm với trẻ em. (2) TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng, từ đó, phát tán những nội dung giật tít, "câu view" mặc cho chúng phản cảm, độc hại, gây ảnh hưởng đến cộng đồng, giới trẻ. (3) TikTok không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thuốc kích dục,... (4) TikTok không quản lý được hoạt động của các idol (thần tượng) dẫn đến nhiều người sản xuất nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa, nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, tạo xu hướng thu lợi nhuận từ những nội dung này. Cụ thể là việc cho phép thách đấu trực tuyến, idol TikTok có thể được người xem tặng quà, càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và có khả năng quy đổi ra tiền. Điều đáng nói là TikTok sẽ nhận được 70% từ số tiền thu được. (5) TikTok không có biện pháp quản lý các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim ảnh. (6) TikTok không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, xúc phạm, bôi nhọ người khác.
Xuyên tạc bản chất của công tác quản lý nhà nước đối với mạng xã hội
Với những vi phạm trên, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan để kiểm tra, đánh giá toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam; ảnh hưởng của TikTok với cộng đồng cũng như sự chấp hành pháp luật của mạng xã hội (MXH) này. Từ đó, có những tham mưu lãnh đạo cấp trên hướng xử lý căn cơ, triệt để hơn chứ không chỉ dừng lại ở đấu tranh yêu cầu gỡ bỏ các nội dung xấu, độc, vi phạm pháp luật.
Mặc dù việc thanh, kiểm tra mới chỉ là dự kiến và cơ quan chức năng chưa đưa ra biện pháp cụ thể về quản lý TikTok thời gian tới nhưng các đối tượng phản động, phần tử cơ hội đã lợi dụng thông tin này để chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ. Trên các hội, nhóm, xuất hiện luồng thông tin cho rằng Việt Nam đang “bóp nghẹt” các MXH để độc quyền thông tin, “bưng bít” thông tin và không cho người dân tự do phát ngôn. Các bài viết lập luận rằng: "TikTok là ứng dụng mới, có nhiều tính năng hiệu quả trên không gian mạng, nhất là tạo thành trào lưu, xu thế mới cho giới trẻ, vì vậy, Việt Nam cần phải xem TikTok là lợi thế cần khuyến khích phát triển chứ không nên cấm đoán hay hạn chế. Việc cơ quan chức năng thanh, kiểm tra TikTok là đang tước đi cơ hội để giới trẻ được tương tác trong không gian, phương thức mới. Tình trạng này sẽ khiến Việt Nam không có những sáng tạo, sáng kiến trong khoa học công nghệ và đời sống lớp trẻ sẽ trở nên nghèo nàn".
Một số đối tượng lấy cớ này để chèo lái thông tin, chúng cho rằng, Nhà nước Việt Nam không muốn MXH nào phát triển, luôn tìm cách cấm đoán để “bịt miệng” người dân. Viện cớ thông tin thanh, kiểm tra TikTok, các đối tượng phản động phê phán Luật An ninh mạng, việc quản lý Intrenet, MXH ở Việt Nam là “độc tài, mất dân chủ”, rằng “Việt Nam không có tự do Internet”. Từ đó, chúng suy diễn, quy chụp, xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ.
Quản lý mạng xã hội là yêu cầu khách quan
Trên thực tế, TikTok xuất hiện đã đánh trúng vào tâm lý cư dân mạng, nhất là giới trẻ. Nó trở thành một trào lưu phát triển “quá nhanh, quá nguy hiểm”, khiến nền luật pháp và công nghệ quản lý các nước “không kịp trở tay”. TikTok xâm nhập vào đời sống xã hội nhanh đến nỗi mà chính công ty sở hữu nó là ByteDance cũng bối rối trong cung cách vận hành, quản lý. Kết quả là sau thời gian phát triển “nhanh đến chóng mặt” của TikTok, các nước bắt đầu áp dụng hình thức quản lý để hạn chế những mặt tiêu cực mà MXH này mang đến. Tại Mỹ, ngành quản lý cho rằng có “quan ngại về an ninh quốc gia đối với TikTok” nên sẽ xóa ứng dụng TikTok khỏi tất cả thiết bị do Chính phủ liên bang sở hữu vì lo ngại về bảo mật. Nhiều nước châu Âu đã cấm người làm việc trong các cơ quan chính phủ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc. Chính phủ Australia cũng cho biết, sẽ xóa TikTok khỏi tất cả thiết bị thuộc sở hữu của Chính phủ liên bang.
Tính đến cuối tháng 4/2023, 13 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức đã ban lệnh cấm TikTok trên thiết bị của nhân viên, gồm: Đan Mạch, Bỉ, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Na Uy, Hà Lan, Anh, Pháp và Ủy ban châu Âu (EC); 3 quốc gia ban lệnh cấm hoàn toàn, gồm: Jordan, Ấn Độ và Afghanistan. Ngoài ra, Indonesia và Pakistan từng nhiều lần áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với nền tảng này.
Như vậy, việc kiểm tra để áp dụng biện pháp cấm hay hạn chế ở các mức độ khác nhau với TikTok hay các nền tảng MXH khác là việc làm bình thường và là yêu cầu khách quan của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, TikTok, Facebook, YouTube điều phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, không chỉ gồm việc quản lý về nội dung mà còn cả nghĩa vụ về thuế, thanh toán, quảng cáo,...
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, TikTok ở Việt Nam liên tục bị dư luận bức xúc về những nội dung xấu, độc hại được lan truyền một cách chóng mặt. Các video có nội dung nhảm nhí "câu view", khiêu dâm, truyền bá mê tín dị đoan; lan truyền tin giả, sai lệch về chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước đều đã xuất hiện trên TikTok. Cũng có tài khoản TikTok tung ra clip cắt, ghép có nội dung kỳ thị dân tộc, vùng, miền gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người xem.
Mặc dù TikTok đã rất nỗ lực khi xóa 1,7 triệu video tại Việt Nam vì vi phạm chính sách trong quí IV-2022, trong đó, có 94,9% là chủ động xóa. Tuy nhiên, động thái này của TikTok vẫn bộc lộ thiếu sót khi không thể ngăn chặn các video xấu, độc hại. Nguy hiểm hơn, các video từ TikTok đang được đăng tải trên nền tảng YouTube, Facebook khiến cho mức độ lan truyền ở cấp số nhân.
Điều 4 Luật An ninh mạng quy định về nguyên tắc: Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng;...
Do đó, việc kiểm tra, đánh giá toàn diện để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp với các MXH, trong đó có TikTok, là việc làm bình thường của cơ quan quản lý nhà nước, hoàn toàn không phải “bịt miệng” hay “mất dân chủ” như một số luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động đang "rêu rao". Điều quan trọng nhất hiện nay là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để mỗi người dân Việt Nam (nhất là lớp trẻ) nhận thức rõ những mặt lợi và hại của các nền tảng MXH. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch truyền thông để phổ biến các nội dung lành mạnh, bổ ích với tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực”,... quyết tâm xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Huyền Linh
相关文章
随便看看