Chỉ sau chưa đầy nửa tháng,ảthôngđiệpvềnhữngđiềutửtếviệcthiệntrênsânkhấukịtỷ số bóng đá phap ekip sáng tạo gồm tác giả Lệ Dung, đạo diễn - NSND Lê Hùng, NSƯT Hoài Thu... và tập thể diễn viên sân khấu Lệ Ngọc đã cho ra mắt vở diễn Quan Âm Diệu Thiện.
Vở kịch Quan Âm Diệu Thiệnkể câu chuyện về hành trình vượt qua những khổ nạn, can qua trong bể trầm luân của công chúa Ba Diệu Thiện - con gái vua Trang Vương. Là công chúa hoàng tộc nhưng bà không màng quyền lực, danh lợi, phú quý mà bỏ lại hết phía sau để quy y cửa Phật.
Huyền tích về nàng công chúa Ba tu hành đắc đạo, được Ngọc Hoàng sắc phong là Quan Thế Âm Bồ Tát của động Hương Tích (Mỹ Đức, Hà Nội) chuyển tải trên sân khấu kịch. |
Trên con đường ấy, công chúa Ba đã thấu tỏ những nỗi khổ sở, lầm than của người dân trong cõi nhân gian, chứng kiến nỗi thống khổ của những kẻ bị đày đọa ở 18 tầng địa ngục nơi cõi âm tào khắc nghiệt. Ở đó, con người phải trả lại những nghiệp quả mà họ đã gây ra ở chốn trần gian.
Trên bước đường tu tập, cứu độ cho chúng sinh và chính gia đình mình, bà Chúa Ba cũng đã phải trải qua kiếp nạn như khi bị chính vua cha phóng hỏa đốt chùa, thậm chí suýt xử trảm trên đoạn đầu đài hay bị cám dỗ bởi tình cảm của người tiều phu bên rừng.
Sân khấu mở ra với vô cùng những mờ ảo từ 3 cõi: Cõi trần tục bát náo; cõi âm phủ đầy bi thương và cõi niết bàn đầy uy nghi. |
Bằng đức tin vững vàng, giữ được chữ "Nhân" - cốt lõi cho mọi giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, bà Chúa Ba đã vượt được can qua, khổ nạn để độ cho chúng sinh.
Với chữ "Hiếu" - lòng hiếu thuận của người con, hy sinh cả mắt và tai của mình để cứu đấng sinh thành, bà đã độ được vua cha, để người ngộ ra và một lòng hướng Phật, chuộc lại những lỗi lầm trước đây của mình.
Cuộc sống thanh sạch, xa lánh thói phàm để cứu độ chúng sinh của bà đã cảm hóa muông thú, thấu tỏ trời xanh - bà Chúa Ba đã được nhập niết bàn, được dân gian xem là Quan Thế Âm Bồ Tát mà tương truyền ngày nay thờ tại chùa Hương (quần thể danh thắng Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội).
Sân khấu mở ra với vô cùng những mờ ảo từ 3 cõi: Cõi trần tục bát náo; cõi âm phủ đầy bi thương và cõi niết bàn đầy uy nghi. Sân khấu tả thực nhưng được áp dụng bởi các kỹ sảo, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng tiên tiến đưa người xem đi qua những hỉ nộ ái ố của cuộc đời công chúa Ba Diệu Thiện.
NSND Lê Hùng đã rất đầu tư cho vở diễn mà ông tâm đắc. Lê Hùng cũng là người theo Phật với pháp danh Quảng Giác. "Quan Âm Diệu Thiện không đi sâu vào tôn giáo hay tâm linh mà qua sự tích dân gian làm nổi bật tình mẫu tử, đề cao chữ hiếu, chữ nhân trong đạo làm người", NSND Lê Hùng chia sẻ.
Điểm ấn tượng của vở diễn còn là nỗ lực hóa thân của dàn diễn viên. |
Vở diễn cũng được đầu tư rất công phu về trang phục. Nhà thiết kế Sỹ Hoàng là người đã thiết kế toàn bộ trang phục cho vở diễn. Đây cũng là hướng đi chuyên nghiệp của sân khấu xã hội hoá Lệ Ngọc bởi lâu nay, các vở diễn vì kinh phí eo hẹp nên thường thuê, tận dụng các trang phục biểu diễn nên không có sự đồng điệu. Chính sự chuyên nghiệp này tạo được cảm giác thoả mãn cho khán giả cả phần xem và phần nhìn, cũng là cách thay đổi để phù hợp với thị hiếu khán giả.
Điểm ấn tượng của vở diễn còn là nỗ lực hóa thân của dàn diễn viên. Trong đó, NSND Lệ Ngọc vào vai công chúa Diệu Thiện, nghệ sĩ Văn Hải vai vua Trang Vương, Hương Thủy vai hoàng hậu, Thanh Bình vai thái giám, Đức Tâm vai thái y, Anh Tuấn vai thần y... đều diễn tốt.
Quan Âm Diệu Thiện sẽ đến với khán giả TP.HCM vào tháng 12 tới đây.
Tình Lê
Nghệ sĩ trẻ 'vượt khó' để toả sáng ở Tài năng trẻ diễn viên chèo
Dù với bao bộn bề lo toan của "cơm, áo, gạo, tiền", vở diễn dựng ra không bán được vé, thù lao ít ỏi nhưng các nghệ sĩ Chèo vẫn miệt mài rực cháy trên sân khấu để nghệ thuật Chèo toả sáng.