【tỷ lệ kèo world cup】Soi kèo góc Cagliari vs Hellas Verona, 2h45 ngày 30/11
Sợ hàng nhái hơn hàng giả
Trong năm 2016, các cơ quan hữu quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì. Theo con số thống kê, chỉ tính riêng thiệt hại do phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam mất đi từ 2-2,5 tỉ USD. Đây mới chỉ tính thiệt hại do mất lượng tiền không cân xứng với lượng chất dinh dưỡng có trong phân bón. |
Là một trong những DN “đầu tàu” trong ngành phân bón, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phải chịu không ít thiệt hại khi hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường. Theo ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty: Vấn đề phân bón giả đã có cơ chế, chế tài xử lý khá rõ ràng. Điều DN e ngại nhất lại là phân bón nhái, kém chất lượng. Các đơn vị sản xuất phân bón kém chất lượng vẫn được cấp phép sản xuất, hợp chuẩn, hợp quy, chỉ khi cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện ra lệch quy chuẩn mà DN đăng ký. Thực tế cho thấy, hàm lượng chất dinh dưỡng trong các sản phẩm phân bón nhái rất ít. Các DN còn nhập nhèm trong công bố hàm lượng, trong mẫu mã bao bì, lừa người dân và cơ quan quản lý. “Ví dụ, với riêng sản phẩm NPK, có rất nhiều DN làm nhái và cho rằng đó chỉ là tên họ đăng ký với hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, khi bán ra thị trường, các DN này lại bán sát giá với phân bón được sản xuất quy chuẩn. Điều này dẫn tới lợi nhuận của DN làm nhái thì cao mà các DN kinh doanh chân chính bị cạnh tranh nghiêm trọng”, ông Hồng nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, giám đốc một công ty chuyên phân phối phân bón của Công ty Lâm Thao tại khu vực Bắc Giang cho biết: Phân bón kém chất lượng xuất hiện tràn lan thậm chí còn khiến DN này có lúc lao đao, mấp mé bên bờ vực phá sản. “Thời gian qua, DN thường xuyên tham gia cùng đại diện Công ty Lâm Thao tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao để giúp bà con nông dân phân biệt đúng hàng thật, hàng nhái và sử dụng cho đúng. Tuy nhiên, thực tế, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, việc làm nhái, giả các mẫu mã sản phẩm phân bón của Lâm Thao, trà trộn bán chung với sản phẩm thật nhưng giá thấp hơn 100-200đ/kg diễn ra khá phổ biến. Người dân vì ham rẻ hoặc nhầm lẫn nên vẫn bị đánh lừa. Về phía đại lý, các đại lý cấp 2, cấp 3 vì ham lợi, được các DN làm nhái ưu đãi cao nên lại hướng dẫn để người dân mua các loại phân bón này. Như vậy, cả người dân và DN làm ăn chân chính đều thua thiệt, chỉ đối lượng làm nhái, làm giả trục lợi”, vị giám đốc DN cho biết.
Chỉ cần 300 DN phân bón?
Để quản lý thị trường phân bón minh bạch hơn, ông Vũ Xuân Hồng cho rằng: Cần có chế tài xử lý cực mạnh với các đơn vị sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, cần có bộ quy chuẩn chung, thống nhất về sản xuất phân bón để xác định rõ được phân bón nào là phân bón nhái, kém chất lượng. Khi xây dựng được bộ quy chuẩn, các địa phương mới không cấp phép tràn lan. Đại diện một số DN khác cho rằng: Liên quan đến hàng nhái, đặt tên nhái sản phẩm uy tín, cần phải quy định rõ, đặt tên phân bón tránh nhầm lẫn. Cùng với đó, việc quảng cáo nội dung ghi nhãn cũng cần cụ thể hơn, tránh trường hợp nhiều cơ sở đưa ra nhãn mác gần giống sản phẩm uy tín nhằm đánh lừa người dân.
Liên quan tới câu chuyện quản lý phân bón, theo ông Nguyễn Hồng Phong – Tổng giám đốc Công ty Công Nông nghiệp Tiến Nông: Mấu chốt là Bộ NN&PTNT phải có công cụ để kiểm soát, xác định được toàn quốc có bao nhiêu DN, cơ sở sản xuất phân bón, có bao nhiêu nhãn hiệu phân bón sản xuất, lưu thông trên thị trường… “Với điều kiện của Việt Nam, toàn quốc chỉ cần 300 DN sản xuất phân bón là đủ. Ngành phân bón cần được quy định là ngành kinh doanh có điều kiện. Cụ thể như, mỗi DN sản xuất phân bón phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng trở lên chứ không phải chỉ có 500 triệu đồng cũng có thể sản xuất phân bón như hiện nay. Bên cạnh đó, các DN sản xuất phân bón cũng phải có phòng phân tích đạt chuẩn quốc gia. Chính quyền địa phương cần quan tâm, kiểm soát xem trên địa phương có cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón chưa đúng quy định pháp luật hay không”, ông Phong bày tỏ quan điểm.
Một số chuyên gia nhìn nhận, về quản lý phân bón nói chung đã có Nghị định 202/2013/NĐ-CP (NĐ 202) của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi có hiệu lực hơn 3 năm, NĐ 202 vẫn còn nhiều thiếu sót. Điển hình như, định nghĩa về các chất chính trong phân bón vô cơ chưa đầy đủ. Trong triển khai, dù quy định đã ghi rõ các tiêu chuẩn bắt buộc với phân bón vô cơ nhưng các trung tâm kiểm nghiệm lại không bám vào đó để kiểm nghiệm, dẫn đến việc các sản phẩm dù được kiểm nghiệm song chất lượng không chuẩn được bán tràn lan trên thị trường. Bởi vậy, hiện tại, cần tập trung sửa đổi, hoàn thiện thêm NĐ 202 cho sát với thực tế. Các bộ, đặc biệt là Bộ NN&PTNT phải chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn về phân bón Việt Nam, đồng thời quy định rõ các lần giám định cần thiết. Các trung tâm kiểm nghiệm, thẩm định cũng cần có máy móc hiện đại, bám vào quy chuẩn nhà nước ban hành để chứng nhận.
本文地址:http://rg777.org/html/26d799481.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。