Anh Lê Hồng Phúc (46 tuổi) gần như đã bỏ nghề biển gần 1 năm qua,áychạythậnvềchongườidânhuyệnđảoCầnGiờlịch thi đấu bóng đá wap kể từ khi chị Kim Hoa (vợ anh Phúc) phải cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Chị Hoa phát hiện bị suy thận mạn giai đoạn cuối sau khoảng 2 năm bị tiểu đường, tăng huyết áp. “Bác sĩ nói chỉ có chạy thận định kỳ mới cứu được vợ. Từ đó, mỗi tuần 2 lần chúng tôi vào đất liền, không dám bỏ ngày nào”, anh Phúc nói. Từ xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), vợ chồng anh Phúc theo ghe vào bờ rồi đón xe khách vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (quận 5, TP.HCM) cho kịp giờ chạy thận. Buổi lọc máu thường bắt đầu lúc 11h30 hoặc hơn 12h, kết thúc quy trình cũng đã đến cuối giờ chiều. Nhiều đêm, hai vợ chồng ngủ lại trên ghế đá bệnh viện chờ trời sáng. Quãng đường về nhà là 80km, qua phà, xuyên rừng, đi ghe, không phải khi nào cũng thuận lợi. “Buổi chiều muộn sẽ không còn xe khách về thị trấn Cần Thạnh, nếu về được cũng không còn ghe đưa về xã đảo Thạnh An”, anh nói. Thạnh An là xã đảo duy nhất và rất xa xôi của TP.HCM. Đường xá trắc trở lại thêm nỗi lo tiền bạc khiến gia đình người bệnh oằn gánh trên vai. Anh Phúc tính nhẩm mỗi chuyến chạy thận tốn khoảng 400.000 đồng chi phí đi lại cho 2 vợ chồng. Riêng tiền xe khách đã là 95.000 đồng/người/lượt. “Một năm nay chúng tôi không đi biển, ai gọi gì làm nấy. Hôm trước nghe cô điều dưỡng ở bệnh viện nói có tin vui, sắp có máy chạy thận về Cần Giờ rồi. Tôi mong chờ và nôn nao lắm. Tối qua tôi còn chạy lên nhà bác sĩ trưởng trạm y tế tính xin đăng ký trước một suất cho vợ”, anh cười. Vợ anh Phúc là một trong 3 người bệnh cần chạy thận của xã đảo Thạnh An. Toàn huyện Cần Giờ có khoảng 40 người suy thận mạn chạy thận định kỳ rải rác khắp Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện huyện Nhà Bè, Bệnh viện 7A, Bệnh viện Lê Văn Thịnh... Con đường của ai cũng gian nan như nhau. Trong khi đó, huyện Cần Giờ có dân số khoảng 75.000 người nhưng không có đơn vị chạy thận. Thực tế, Trung tâm y tế huyện Cần Giờ rất khang trang, phòng chạy thận và hệ thống nước RO đã từng được thiết lập rồi… bỏ đó vì nhiều lý do. Thiếu nhân lực là một nguyên nhân rất quan trọng. Gần 10 năm qua, Cần Giờ không tuyển dụng được bác sĩ. Ngay sau lời kêu gọi của Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã xung phong hỗ trợ huyện ven biển này để bù đắp thiệt thòi cho người dân về chăm sóc y tế. Cuối tháng 8, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và Trung tâm y tế huyện Cần Giờ đã khảo sát thực tế khu vực triển khai chạy thận, bổ sung các yêu cầu cần thiết, đảm bảo triển khai đúng quy định. Sau đó, hội đồng chuyên môn sẽ tổ chức thẩm định việc cho phép triển khai kỹ thuật trên tại Cần Giờ trong thời gian sớm nhất, dự kiến có thể vào đầu tháng 10. Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ đề nghị Bảo hiểm xã hội TP quan tâm và xem xét chi trả chi phí chạy thận cho người bệnh Bảo hiểm y tế theo quy định. Như vậy, đây sẽ là đơn chạy thận thứ 40 của thành phố. Theo bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, việc chi viện cho y tế Cần Giờ xuất phát từ trách nhiệm là công dân của TP và trong phạm vi nghề nghiệp có thể hỗ trợ. "Chúng tôi sẽ cử hai bác sĩ lành nghề cùng với hai điều dưỡng cắm tại Cần Giờ để vận hành chạy thận. Đây là việc người dân đang rất cần. Không riêng gì Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh viện khác nếu có thể chung tay làm được gì xin cứ tham gia. Cố gắng hết sức vì hơn 40 người dân đang phải lặn lội khắp nơi chạy thận, làm xuyên lễ cũng được", bác sĩ Khanh nói. Những cuộc điện thoại xin nợ tiền chạy thậnKhi không có tiền, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lại chịu đựng và bỏ qua ca lọc máu. Họ chờ đến khi gom góp đủ 400.000 đồng mới vào đăng ký chạy thận. Nhưng không ít lần, vì mệt quá, họ đành gọi điện xin khất nợ. |