【kết quả schalke 04】Nhận định, soi kèo Istiklol Dushanbe vs Sepahan, 21h00 ngày 03/12: Trắng tay rời giải

时间:2025-01-09 20:45:41来源:VBet88 作者:Cúp C2

dat

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại cuộc toạ đàm.

Đây là đề nghị của các chuyên gia tại cuộc tọa đàm “Quản lý,ửlýdứtđiểmsốđấtnônglâmnghiệpbịlấnchiếmtranhchấkết quả schalke 04 sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp” được tổ chức sáng 23/8, tại Hà Nội do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì.

Hơn 190.000 ha đất đang bị lấn chiếm, tranh chấp

Tại cuộc tọa đàm, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Lê Thanh Khuyến cho biết, tính đến hết tháng 7/2019 còn 246 công ty nông, lâm nghiệp với diện tích đất giữ lại là 1.868.538 ha. Trong đó, đất giao, khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn, có tranh chấp, bị lấn, chiếm là 245.787 ha, chiếm 13,15%. Riêng diện tích đất đang có tranh chấp, lấn, chiếm là 56.669 ha, chiếm 3,03%.

Diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến bàn giao về địa phương để quản lý, sử dụng là 463.088 ha. Trong đó, đất giao khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn, tranh chấp, bị lấn chiếm là 267.445 ha, chiếm 57,75%, riêng đất có tranh chấp, bị lấn chiếm là 133.800 ha, chiếm 28,89% tổng diện tích dự kiến bàn giao. Như vậy, tổng số diện tích đất nông, lâm nghiệp đang có tranh chấp, bị lấn chiếm là 190.469 ha.

Bên cạnh các kết quả tích cực đạt được khi thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai theo Nghị quyết số 30-NQ/TW, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là hiệu quả sử dụng đất chưa cao; còn tình trạng sử dụng đất Nhà nước giao, cho thuê để cho thuê, cho mượn, liên danh liên kết trái pháp luật. Tình trạng lợi dụng ranh giới giữa các loại rừng không rõ ràng để khai thác rừng không đúng pháp luật còn diễn ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số 1.868.538 ha đất giữ lại tại các công ty nông, lâm nghiệp, có 1.007.386 ha, chiếm 53,91%, là đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Diện tích đất thuê có trả tiền sử dụng đất hàng năm là 706.575 ha, chiếm 37,81%, còn lại là 154.576 ha đất đang sử dụng nhưng chưa lập hồ sơ giao đất, thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, chiếm 8,27%.

Việc xác định nghĩa vụ tài chính của các tổ chức sử dụng đất còn chưa đúng, đủ theo diện tích, loại đất đang sử dụng. Nhiều công ty nông, lâm nghiệp đã cổ phần hóa hoặc đã chuyển đổi mô hình nhưng vẫn chưa chuyển từ giao đất không thu tiền sang thuê đất; vẫn sử dụng nhiều diện tích đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc chưa xác định hình thức giao đất, thuê đất….

Thực tế phần diện tích đất đai các nông trường, lâm trường giữ lại và bàn giao về địa phương qua báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp và qua báo cáo theo từng chuyên đề của các địa phương cho thấy số liệu chênh lệch nhau rất lớn càng chứng tỏ sự quản lý không tập trung, thiếu thống nhất, thiếu nguồn số liệu, thông tin tin cậy, ổn định.

Tại cuộc tọa đàm, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đã cùng trao đổi về nhiều vấn đề cụ thể trong thực tế phát sinh và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị có cơ chế tài chính đặc thù cho các công ty nông, lâm nghiệp như hỗ trợ từ ngân sách, bổ sung vốn điều lệ...

Đại diện Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR) đề xuất các địa phương sắp xếp nguồn vốn để hoàn trả phần tài sản trên đất cho các công ty khi các công ty bàn giao đất về địa phương. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ đền bù khi các tập đoàn giao đất về địa phương bởi nếu tính giá đền bù theo Luật Đất đai sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực sản xuất của các công ty.

Tuy nhiên, theo một số địa phương, đây là yêu cầu rất khó bởi các địa phương hầu như không có cơ chế cũng như khả năng ngân sách để hoàn trả các công ty phần tài sản trên đất, trừ trường hợp kêu gọi được doanh nghiệp vào đầu tư.

Đại diện Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đề nghị một số chính sách về miễn giảm tiền thuê đất; có chính sách ưu đãi lãi vay, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, thâm canh bền vững; sửa đổi Luật Đất đai theo hướng giao đất với thời hạn lâu dài để khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững; quản lý chặt chẽ hơn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp…

Rà soát lại hiệu quả sử dụng hàng triệu ha đất nông, lâm nghiệp

Từ góc nhìn chuyên gia, TS. Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NN&PTNT đề nghị, trước tiên phải xử lý dứt điểm số đất đã giao khoán, liên doanh, cho thuê, tranh chấp, lấn chiếm… kéo dài trong nhiều thời kỳ, bởi quỹ đất công đã giảm hàng triệu ha thời gian qua. “Dân đã coi là tài sản của họ, họ sử dụng thoải mái, nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đã giao cho dân” - TS. Đặng Kim Sơn nói.

Theo đó, ông Đặng Kim Sơn đề nghị với những đối tượng thực hiện đúng hợp đồng, nộp khoán đầy đủ thì có thể cho tiếp tục thực hiện. Còn với các đối tượng phát canh thu tô trá hình dưới nhiều hình thức thì phải có biện pháp, như nâng dần mức thuế, từng bước trong vòng 5 đến 7 năm phải lấy lại được quỹ đất. Đồng thời, xác định rõ mốc giới đất hiện có để không bị tiếp tục lấn chiếm. Phân định rõ đất cho nhiệm vụ công ích, còn lại đẩy mạnh cổ phần hóa.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc tọa đàm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao những ý kiến, tham luận trình bày, đồng thời nêu rõ những vấn đề cần phải tập trung chú ý. Đó là việc diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp nắm giữ vẫn quá lớn so với nhu cầu và năng lực quản lý, cần phải tiếp tục rà soát. Trong số đất giữ lại, diện tích đất Nhà nước giao không thu tiền chiếm tới 53,91%, diện tích đất cho thuê có thu tiền chỉ chiếm 37,6%, đặc biệt diện tích giao đất nhưng chưa lập hồ sơ còn khá lớn. Đất được giao không thu tiền thì sẽ không có động lực khai thác hiệu quả, phải rà soát lại hiệu quả sử dụng đất trong vấn đề này, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đề cập đến số đất có tranh chấp, bị lấn chiếm còn khá lớn, Phó Thủ tướng yêu cầu phải dứt khoát thu hồi số đất bị lấn chiếm trái pháp luật. Đối với đất có tranh chấp phải được phân xử theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

Lưu ý phần lớn các nông, lâm trường hiện nay chưa có đổi mới căn bản về phương thức quản trị, hoạt động, Phó Thủ tướng nhắc nhở không nên chỉ quan tâm số lượng công ty đã sắp xếp, số đất đai đã sắp xếp mà quan trọng hơn là hiệu quả sử dụng đất đai thế nào.

Liên quan đến chính sách tài chính, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại thuế sử dụng đất nông, lâm nghiệp, rà soát diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất còn rất lớn hiện nay. Với chính sách về cổ phần hóa, lưu ý ý kiến địa phương đề nghị sau cổ phần hóa vẫn giao cho địa phương là đại diện chủ sở hữu để quản lý thông suốt về đất đai. Tập trung chỉ đạo các nông, lâm trường quản lý tốt, giải quyết dứt điểm số đất đã giao khoán, liên doanh, liên kết, đặc biệt giải quyết đất tranh chấp, lấn chiếm và số đất dự kiến giữ lại nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất…

Hoàng Yến

相关内容
推荐内容