【ltd bd cup c1】Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Buriram United, 19h00 ngày 3/12: Sức mạnh trên tổ ấm
Tư vấn,ôngxemthườngbệnhuxơtửltd bd cup c1 phòng ngừa bệnh u xơ tử cung tại BV Trung ương Huế
Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai
Ngày 15/9, chị NTDT, 36 tuổi, ở TP. Huế vào Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng chuyển dạ thai đầu lòng, 39 tuần tuổi. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán thai nhỏ nhưng bị đa xơ tử cung lớn và chỉ định mổ lấy thai. Trong quá trình phẫu thuật, do những khối u chèn đường ra của thai nên mổ em bé rất khó, các phẫu thuật viên phải xoay chuyển thai nhiều lần nhằm tránh những sang chấn lớn. Sau mổ, em bé nặng 2,6 kg, hoàn toàn khỏe mạnh “mẹ tròn con vuông”.
TS.BS. Châu Khắc Tú, Trưởng phòng Phụ khoa, Khoa Sản, BV Trung ương Huế cho biết, trường hợp chị T. có nhiều khối u lớn ở tiền đạo, nếu không xử lý mổ bắt con kịp thời, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cả hai mẹ con. Tuy vậy sau mổ, cổ tử cung của sản phụ này co lại khó khăn so với người bình thường, các bác sĩ phải tiếp tục điều trị theo hướng nội khoa nhằm giữ lại tử cung để chị có cơ hội mang thai lần hai.
Theo TS. Châu Khắc Tú, UXTC là một loại khối u lành tính phát triển ở bề mặt cổ tử cung và các tuyến liên quan trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc đến 30% ở phụ nữ độ tuổi 30-50 tuổi, dưới 30 tuổi nguy cơ thấp hơn. UXTC là khối u có hình dạng khối tròn, bầu dục và có số lượng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có thể do một hoặc nhiều khối u liên kết thành một đám có kích thước to nhỏ khác nhau. Thông thường kích thước khối u có độ dài khoảng 5-15mm.
Nếu để lâu ngày, UXTC có những biến chứng khó lường. Nhất là khi khối phát triển sẽ chèn ép vào niệu quản đưa đến hậu quả ứ đọng bể thận làm đường tiết niệu đau rát, tiểu khó. Khi khối u lớn sẽ ép vào trực tràng gây táo bón. Hoặc khi xoắn khối u dưới phúc mạc có cuống biểu hiện đau hố chậu dữ dội, kèm dấu hiệu kích thích dễ nôn và bí trung tiện, đau bụng chướng...
Bác sĩ Nguyễn Văn Tín, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, BV Phú Vang cho biết, đối với phụ nữ mang thai bị UXTC có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khác trong thai kỳ và sinh nở. Có trường hợp khi có thai thì nguy cơ gây sẩy thai hoặc dọa đẻ non vì do buồng tử cung bị chèn ép. Do đó, nếu phát hiện UXTC, thai phụ nên khám thai tại các BV có chuyên khoa sản để được bác sĩ theo dõi, tư vấn hướng dẫn lựa chọn phương pháp sinh thường hay mổ.
Biện pháp phòng ngừa
Để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn kịp thời các mầm bệnh nói chung và bệnh UXTC nói riêng, theo TS.BS. Châu Khắc Tú, phụ nữ cần phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm giúp nhận biết được bệnh UXTC trong giai đoạn đầu khi bệnh chưa có triệu chứng gì. Lúc đó, sẽ kiểm soát được tình trạng phát triển của khối u, quá trình điều trị cũng đơn giản hơn.
Để phòng ngừa bệnh UXTC, các bác sĩ khuyến cáo chị em cần tập thể dục thường xuyên; điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn bổ sung nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất protein, vitamin và ăn ít chất béo; kiểm soát tốt cân nặng sẽ góp phần giúp bạn tránh tình trạng béo phì.
Thông thường nếu thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh khoảng 15-20%. Quan hệ tình dục an toàn; hạn chế việc nạo hút thai, vì việc nạo hút thai nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mất máu nhiều, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục làm ảnh hưởng đến buồng trứng và tử cung. Bên cạnh đó, cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để đảm bảo sức khỏe của mình.
Về phương pháp điều trị, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi mới phát hiện UXTC có thể điều trị bằng thuốc. Việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của các bác sĩ; tuyệt đối người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị. Đối với bệnh UXTC có những biểu hiện rõ ràng và phát triển lớn người bệnh cần lựa chọn biện pháp chữa trị bằng cách phẫu thuật. Biện pháp này có thể bóc tách UXTC hoặc cắt bỏ 1 hay nhiều phần tử cung. Tuy nhiên, cũng tùy từng trường hợp bệnh và độ tuổi, số con đã sinh để bác sĩ chuyên khoa có phương pháp xử lý, hiệu quả, tránh để lại biến chứng khó lường...
Bài, ảnh: HÀ MINH