【keo nha cái.】Soi kèo góc Adelaide United vs Perth Glory FC, 15h35 ngày 29/11: Chủ nhà áp đảo

nợ công

Quang cảnh cuộc họp báo.

Tăng cường cho vay lại

Thông tin tại buổi họp báo,ểnmạnhsangchochínhquyềnđịaphươngvaylạkeo nha cái. ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công.

Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cơ chế tăng cường cho vay lại chính quyền địa phương và cơ chế cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thông qua cơ quan cho vay lại, đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Chuyển mạnh sang cho chính quyền địa phương vay lại
 Trong 10 năm (2005 - 2015), tổng vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỷ USD, cơ cấu sử dụng trong nước được phân chia: 1/3 NSTW để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của NSTW; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương; 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm. Trong tổng số vốn dành cho chương trình, dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát chiếm 92,2%; cho vay lại chỉ chiếm 7,8%.   Ông Trương Hùng Long

Đối với cho vay lại chính quyền địa phương, tỷ lệ cho vay lại được xác định theo điều kiện của nguồn vốn (vay ODA và vay ưu đãi).

Tỷ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm, bao gồm: 3 nhóm các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương (theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh điều tiết về ngân sách Trung ương.

Đối với vốn vay ưu đãi, tỷ lệ cho vay lại chia làm 2 nhóm, gồm: nhóm các tỉnh nhận trợ cấp và nhóm các tỉnh có điều tiết về Trung ương.

Đối với cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, tỷ lệ chịu rủi ro tín dụng của cơ quan cho vay lại được quy định căn cứ tính chất nguồn vốn và mức độ ưu đãi về điều kiện cho vay lại hiện hành.

Cụ thể, đối với cho vay lại vốn ODA, nếu các dự án thuộc Danh mục ngành, lĩnh vực hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ thì tỷ lệ chịu rủi ro tín dụng của cơ quan cho vay lại tối đa 30%. Nếu dự án không thuộc danh mục nói trên thì tỷ lệ tối thiểu 30%. Đối với cho vay lại vốn ưu đãi, tỷ lệ tối thiểu 50%.

Mức chênh lệch lãi suất mà các cơ quan cho vay lại hưởng tương ứng các tỉ lệ chịu rủi ro tín dụng nêu trên là tối đa 0,3%/năm, 0,5%/năm, 1%/năm tùy theo đối tượng.

Nâng trách nhiệm chính quyền địa phương

Bên lề cuộc họp báo, ông Trương Hùng Long cho biết, việc cho chính quyền địa phương vay lại nhằm hướng tới 4 mục tiêu:

Trước hết nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, nợ chính quyền địa phương trước tình hình mới; hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc sử dụng, phân bổ và quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với chính quyền địa phương theo nguyên tắc minh bạch, công bằng, khắc phục các tồn tại, hạn chế về pháp luật đối với hoạt động này, sau hơn 5 năm thực hiện.

Đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch và công bằng về quyền vay lại của chính quyền địa phương đối với nguồn vốn vay nợ của Chính phủ; khuyến khích địa phương chủ động tính toán, cân đối, huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và chia sẻ một phần nghĩa vụ trả nợ với ngân sách trung ương.

Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương về hiệu quả dự án, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng nguồn vốn quan trọng này của đất nước.

Đặc biệt, cơ cấu lại việc sử dụng nguồn vốn vay nợ của Chính phủ theo hướng tăng dần tỉ trọng cho vay lại (đối với vốn ODA, tăng từ mức 7,85% trong giai đoạn vừa qua lên đến trung bình khoảng 25 - 30% trong giai đoạn tới); góp phần đảm bảo bền vững nợ, giúp cả trung ương và địa phương chủ động trước tình hình nợ công tăng cao và mức độ ưu đãi của nguồn vốn vay nước ngoài đang và sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới (theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 02/CT-TTg).

Tách rõ quyền vay và nghĩa vụ trả nợ

Trả lời câu hỏi tại sao lại lựa chọn thời điểm này để áp dụng cơ chế cho vay lại, ông Trương Hùng Long phân tích, thời gian qua, tỷ trọng vốn cấp phát cho các chương trình, dự án của địa phương chiếm 92,2%; cho vay lại chỉ chiếm 7,8%.

Nhìn vào thực tế, cơ chế sử dụng vốn chủ yếu dựa vào cấp phát từ NSNN và Nhà nước chịu rủi ro toàn bộ như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề như: đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả; tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ; tính hợp lý trong phân bổ nguồn vốn giữa các địa bàn còn bất cập; tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự khuyến khích các chủ đầu sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả…

Một thực tế nữa là từ năm 2010, nước ta đã trở thành nước thu nhập trung bình nên mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.

Giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30- 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7- 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn.

Giai đoạn từ 2011- 2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10- 25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Dự kiến, đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Ngoài ra, Luật NSNN 2015 (có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định ngân sách địa phương được phép bội chi; tức là xác lập quyền vay nợ và nghĩa vụ trả nợ của địa phương.

Vì vậy, việc tách bạch quyền, nghĩa vụ trong việc vay, trả nợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là cần thiết; đồng thời, tăng tính trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao tính chủ động và hiệu quả sử dụng vốn vay, góp phần quản lý hiệu quả nợ công.

Đối với các khoản cho vay lại dự án đầu tư trọng điểm, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, cải cách giá dịch vụ công ích. Theo đó, một số ngành, lĩnh vực cơ sở hạ tầng có khả năng hoàn vốn cao hơn như: ngành điện, nước, một số dự án hạ tầng giao thông...

Vì vậy, để tăng cường hiệu quả dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay lại, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý khoản vay của cơ quan cho vay lại, việc mở rộng cơ chế cơ quan cho vay lại chia sẻ rủi ro với Chính phủ là cần thiết, nhằm đảm bảo nguyên tắc tín dụng trong cho vay lại./.

Tỷ lệ cho vay lại chính quyền địa phương/TP trực thuộc trung ương dự kiến:

Đối với vốn vay ODA: Tỷ lệ cho vay lại theo bậc thang có tính đến điều kiện kinh tế xã hội, và mức độ khó khăn của các nhóm địa phương.

- Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ Ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên tỷ lệ cho vay lại là 10%.

- Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ Ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70% tỷ lệ cho vay lại là 20%.

- Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ Ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50% tỷ lệ cho vay lại là 30%.

- Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) tỷ lệ cho vay lại là 50%.

- Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ cho vay lại là 80%.

Đối với vốn vay ưu đãi: Theo dự kiến, do điều kiện vốn vay gần thị trường, việc tiếp cận vốn vay ưu đãi cần được cân nhắc về hiệu quả nguồn vốn và khả năng trả nợ. Trong giai đoạn Việt Nam chuẩn bị tốt nghiệp vốn vay ODA, dự kiến địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương áp dụng tỷ lệ vay lại là 70% vốn vay ưu đãi.

Đối với địa phương điều tiết về NSTW, tỷ lệ vay lại là 100% vốn vay ưu đãi.


Đức Minh

Cúp C1
上一篇:Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
下一篇:Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn