【tỷ số hiroshima】Soi kèo góc Hellas Verona vs Inter Milan, 21h00 ngày 23/11
Bà Tuyết nhớ lại: “Gia đình tôi về Đồng Xoài những năm 1981-1982 khi nơi đây còn hoang vắng lắm. Đất trống,ẹphụhồnuocirciconđạihọtỷ số hiroshima đồi trọc nhiều nên gia đình tôi phát được nhiều rẫy canh tác, có khá nhiều vị trí trở thành “đắc địa” khi Bình Phước tái lập tỉnh. Nhưng sang nhượng giá rẻ nên gia đình tôi vẫn chẳng dư dả. Được cha mẹ cho hai vợ chồng mảnh đất để “an cư lập nghiệp”, vậy mà vẫn không vực kinh tế lên được. Chồng tôi người miền Tây hiền lành, chất phác nhưng khi thất nghiệp anh bỗng đổi tính, sa vào nghiện ngập rồi mất năm 2011 để lại cho tôi nặng gánh 4 con thơ”.
Bà Tuyết tranh thủ nhặt ve chai ở các quán hàng để kiếm thêm thu nhập lo cho các con ăn học
Tưởng 5 mẹ con có thể tá túc, nương tựa nhau trong căn nhà nhỏ thì giờ đây nhà lại rơi vào khu quy hoạch khiến bà rất bất an. Trong căn nhà lợp tôn, tường xây không tô trát chừng 40m2lụp xụp, nóng hầm hập dù trời đã nhá nhem tối khiến chúng tôi không khỏi ái ngại cho cuộc sống của mẹ con bà. Hai bàn tay người phụ nữ ấy chai sần vì nuôi con ăn học, rồi nghĩ đến cảnh các con sẽ tìm việc khi tốt nghiệp mà chị canh cánh nỗi lo.
Nói về hoàn cảnh của bà Tuyết, chị Nguyễn Thị Thanh Hải, cán bộ thương binh - xã hội phường Tân Bình bùi ngùi thương cảm: “Gia cảnh bà Tuyết thuộc diện khó khăn nhất khu phố này! Chúng tôi thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ mẹ con bà. Chúng tôi rất cảm phục tấm lòng người mẹ không quản khó khăn vất vả vì các con, nhất là luôn động viên để các con vào đại học”.
Con trai đầu của bà Tuyết là Trần Thế Vương (1994) năm đầu thi vào trường quân đội nhưng không đậu. Em tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn tranh thủ ôn thi đại học để viết tiếp ước mơ còn dang dở. Chia sẻ về lý do chọn thi duy nhất trường quân đội và quyết tâm trở thành sĩ quan của con, bà Tuyết giải thích, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nếu con học ở trường quân đội, mẹ sẽ không phải chu cấp tiền ăn học và ra trường cũng được bố trí việc làm, mẹ sẽ đỡ khổ hơn.
Con gái thứ hai Trần Thị Hạnh (1997) hiện học năm thứ 2 Học viện Hành chính quốc gia. Thương mẹ, Hạnh vừa học vừa đi làm thêm như phụ nhà hàng để có tiền trang trải ăn học. Bà Tuyết kể: “Nhiều hôm nhà hàng đông khách phải thức đến 1-2 giờ sáng, sáng đến lớp con vừa học vừa “gật gù” mà thương con đứt ruột.
Hai con sinh đôi năm 2004 của bà đang học tại Trường THCS Tân Bình. Các em tuy nhỏ nhưng rất hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình và thương mẹ nên đều chăm ngoan học hành. Năm nào các em cũng được nhận học bổng “học sinh nghèo hiếu học” do thị xã Đồng Xoài và phường Tân Bình trao tặng.
Dáng vóc bé nhỏ, gầy guộc nhưng công việc chính của bà Tuyết là phụ hồ, mỗi tháng chỉ kiếm được khoảng 5 triệu đồng. Mới tết ra chưa có nhiều công trình xây dựng thi công nên bà lại tranh thủ phụ nhà hàng. Với sự nỗ lực không mệt mỏi của bà, ai cũng tin tưởng đến ngày các con báo đáp người mẹ đầy nghị lực, hy sinh vô bờ bến vì con ấy!
Ngọc Tú
本文地址:http://rg777.org/html/186a299048.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。