* Thưa Tiến sĩ,ễnThịThanhHuyềnNhờnghềbáotôihọcđượcbiếtbaođiềnhận định kèo bồ đào nha là người nghiên cứu và thực hiện công tác đào tạo nhân lực làm báo, nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Tiến sĩ có thể cho một vài chia sẻ của mình với những người làm báo hiện nay? - Xin trân trọng cám ơn TBTCVN đã cho phép tôi chia sẻ đôi điều. Nói thật, khi thi vào Khoa Báo chí của trường Đại học Tổng hợp cách đây hơn 20 năm, tôi không nghĩ mình học báo xong để làm giảng viên. Tin chắc rằng các đồng nghiệp trong khoa của chúng tôi cũng vậy. Nhưng sau khi tốt nghiệp, vì là khóa đầu tiên, các thầy cho chúng tôi một cơ hội để tiếp tục sự nghiệp của các thầy. Có lẽ đó là số phận. Mỗi nghề đều có cái hay, cái khó riêng. Với tôi, nghề báo luôn là một nghề cực kỳ thú vị, và là một trong những đam mê lớn nhất của tôi, bởi nhờ nó, tôi học được biết bao điều hay từ cuộc đời này... Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, tôi muốn gửi lời cảm ơn và lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất đến các thầy cô, các nhà báo, các tòa soạn, các bạn đồng nghiệp, các cựu sinh viên và sinh viên báo chí. * Từ góc độ của một người vừa làm công tác quản lý đào tạo và vừa thực hiện nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực báo chí, Tiến sĩ có thể cho biết một vài cảm nhận về những áp lực, trong công tác đào tạo báo chí trong bối cảnh hiện nay?
- Hoạt động đào tạo trong lĩnh vực báo chí ở thời nào cũng có những áp lực, khó khăn. Cá nhân tôi nghĩ đào tạo báo chí hiện có 2 khó khăn nổi bật. Trước hết, sự phát triển rất nhanh của công nghệ truyền thông đã đem đến cho ngành báo chí rất nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Nhiều loại hình, phương thức truyền thông mới ra đời đã làm diện mạo ngành công nghiệp truyền thông có rất nhiều biến đổi, khiến không chỉ các tòa soạn mà cơ sở đào tạo cũng khó theo kịp. Điều này dẫn đến khó khăn thứ 2 là từ khung chương trình đào tạo đến từng giờ học trên lớp của giảng viên đều luôn trong trạng thái phải được đổi mới liên tục, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tác nghiệp. Yếu tố “tĩnh” trong đào tạo ngày càng thu hẹp, trong khi yếu tố “động” ngày càng gia tăng khiến cho cả người dạy và người học phải nỗ lực và sáng tạo không ngừng. * Thực tế hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã cho ra đời những loại hình báo chí khác nhau trong cùng một tòa soạn, trong đó có cả báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử… Thực tiễn và xu hướng đó đã tác động thế nào đến công tác đào tạo báo chí hiện nay, thưa Tiến sĩ? - Đúng vậy. Thực tiễn và xu hướng truyền thông hội tụ, tích hợp đa phương tiện đó đã tác động mạnh đến các trường đào tạo báo chí. Với Khoa Báo chí và Truyền thông, khoảng 10 năm trước đây, chúng tôi đã từng cân nhắc về việc chia chuyên ngành đào tạo theo các loại hình báo chí cho sinh viên ngay từ đầu năm thứ nhất. Tuy nhiên, qua khảo sát về nhu cầu của các nhà tuyển dụng, chúng tôi thấy việc đào tạo tổng hợp, sinh viên được học nhiều hơn một chuyên ngành thì có khả năng thích ứng cao hơn khi ra trường. Vì thế, từ năm 2012, chúng tôi đã điều chỉnh lại khung chương trình đào tạo ngành Báo chí. Theo đó, sinh viên có thể tự mình lựa chọn một hoặc nhiều hơn các định hướng chuyên ngành gồm: (1) báo in - báo điện tử, (2) phát thanh - truyền h.nh, (3) PR - quảng cáo từ học kỳ thứ 3. Bên cạnh đó, từ năm 2013, Khoa Báo chí và Truyền thông được phép tuyển sinh ngành Quan hệ công chúng. Sinh viên ngành Báo chí cũng có thể đăng kí học để lấy bằng kép, bằng chính - phụ với ngành Quan hệ công chúng và ngược lại. Với cách tổ chức đào tạo mới theo học chế tín chỉ này, sinh viên được chủ động trong việc trang bị cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng hơn trước đây để khi ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. * Hiện nay, nhu cầu đào tạo nhân lực cho những người làm báo chuyên ngành - nhất là đào tạo kiến thức, kỹ năng về làm báo kinh tế đang đặt ra. Tiến sĩ nhận định như thế nào về vấn đề này? - Thật khó để đưa vào chương trình đào tạo báo chí các môn học, các chuyên đề về tất cả mọi chuyên ngành, trong đó có kinh tế. Nhưng, nếu nhà báo tương lai không được trang bị kiến thức cụ thể về một lĩnh vực thì thật khó làm việc tốt ngay sau khi ra trường. Qua lắng nghe ý kiến của các nhà tuyển dụng, chúng tôi đã đưa vào khung chương tr.nh đào tạo những môn học cung cấp kiến thức về một số lĩnh vực báo chí chuyên biệt để sinh viên lựa chọn theo thiên hướng của mình. Chẳng hạn, với môn học có tên là “Báo chí chuyên biệt” gồm 4 tín chỉ (tương đương với 60 giờ học lý thuyết), sinh viên sẽ được chọn học những nhóm kiến thức, kỹ năng làm báo về kinh tế - tài chính, hoặc nội chính, văn hóa, xã hội, quốc tế, thể thao, pháp luật… tùy theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, cả thời lượng lẫn nội dung của các môn học đó cũng chỉ đáp ứng được một phần nào so với yêu cầu của các tòa soạn. Sinh viên vẫn phải chủ động tự trau dồi thêm trong khi thực tập tại các tòa soạn. Cả thầy và trò trong khoa vẫn luôn đau đáu tìm cách giảm khoảng cách giữa yêu cầu của thực tiễn và khả năng đào tạo, học tập trong nhà trường. Qua đây, chúng tôi rất mong các nhà báo và các tòa soạn chung tay giúp đỡ chúng tôi để các em sinh viên nhanh chóng đáp ứng được với yêu cầu công việc. * Xin trân trọng cám ơn Tiến sĩ! Mai Uyên (thực hiện) |