【bảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu】Nhận định bóng đá Sea Games 32, Soi Sea Games

作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-23 14:59:23 评论数:
Doanh nghiệp thủy sản sẽ được hỗ trợ
Đóng gói thủy sản XK. Ảnh: T.H

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đang gặp vướng mắc lớn về quy định pháp luật tại chùm 3 Thông tư của Bộ NNPTNT liên quan đến hoạt động kiểm tra nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản, đó là: Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNN; Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNN và Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNN.

Hiện Bộ NNPTTN đang gấp rút sửa đổi Thông tư 15/2018, nhưng đang còn các ý kiến khác nhau và có nguy cơ không được sửa đổi đúng theo báo cáo, kiến nghị của các doanh nghiệp thủy sản mà đại diện VASEP đã trình bày nhiều lần với Bộ NNPTNT.

Theo ông Trương Đình Hòe, cả 3 thông tư trên đều gọi hoạt động kiểm tra nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm là hoạt động “kiểm dịch” - giống như kiểm tra nhập khẩu con giống, còn sống, tươi – dù mục đích nhập khẩu/sử dụng là khác nhau, chỉ tiêu kiểm (tác nhân gây bệnh) khác nhau.

Với điều chỉnh của 3 Thông tư này, thì toàn bộ thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (chế biến hay chưa chế biến) đều là kiểm dịch hết và chỉ thực hiện theo Luật Thú y cùng chùm 3 Thông tư của Bộ NNPTNT, không đề cập gì tới Luật An toàn thực phẩm cũng như thông lệ các nước đang kiểm tra chính sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam nhập vào nước họ.

Trước phản ánh của doanh nghiệp thủy sản, Hiệp hội đã nghiên cứu phạm vi và quy định của Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 85/2019/NĐ-CP; nghiên cứu quy định về Thú y thuỷ sản của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE); xem xét và so sánh với chính các quy định tại các thông tư về xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của Bộ NNPTNT (Thông tư 48/2013-kiểm tra ATTP); nghiên cứu và so sánh với quy định và cách thức kiểm tra của EU và các nước nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới...

Kết quả xem xét, đánh giá trên cả lĩnh vực pháp lý, thông lệ quốc tế và thực tiễn đều cho thấy rằng quy định của Bộ NN&PTNT tại chùm 3 Thông tư trên là chưa đúng và chưa phù hợp khi đặt tên hoạt động kiểm dịch đối với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm.

Để có tiếng nói chính thống, khách quan về vấn đề pháp lý giúp cho Hiệp hội cũng như Bộ NN&PTNT có thêm điểm dựa trong nội dung sửa đổi Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT nói riêng và công tác cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh nói chung, VASEP đề nghị Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm pháp luậ có ý kiến về một số vấn đề, như: Quy định trên có đúng và phù hợp với phạm vi và quy định của 2 Luật Thú y và Luật An Toàn thực phẩm hay không.

Quy định trên có phù hợp với các quy định và hướng dẫn tại Nghị định số 85/2019/NĐ-CP (về 1 cửa quốc gia, kiểm tra chuyên ngành XNK), đặc biệt tại các Điều 21, 22, 23, và 24 hay không.

Quy định trên có mâu thuẫn với chính các Thông tư và Quyết định khác của Bộ NN&PTNT hay không khi mà cùng một con tôm đông lạnh XK thì “kiểm tra an toàn thực phẩm” trong khi cũng con tôm đó nếu nhập khẩu vào Việt Nam thì lại là “kiểm dịch”.

Quy định trên có được sửa đổi hoặc tương thích với các nội dung quyết nghị trong các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 của Chính phủ giao Bộ NN&PTNT từ năm 2016-2020 hay không.

Theo VASEP, hiện nay theo quy định, các container hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra 100% (hồ sơ, cảm quan) dù là nhập cho mục đích gì (gia công hàng xuất khẩu, hay tiêu dùng nội địa) và có lịch sử ra sao; việc lấy mẫu kiểm nghiệm áp dụng khi có nghi ngờ đối với hàng nhập để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và 20% số lô/năm đối với hàng nhập để tiêu dùng nội địa. Việc này dẫn đến quy mô và số lượng mặt hàng, lô hàng phải “kiểm tra nhập khẩu” hiện nay là rất lớn.

Theo số liệu công bố của Dự án TFP tại Hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT (về mã H/S hàng hoá phải kiểm tra nhập khẩu) ngày 25-26/1/2021, thì tính đến tháng 10/2019, tổng số mặt hàng thuộc diện quản lý kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam (13 Bộ) là 70.087 mặt hàng, trong đó Bộ NNPTNT là 57.562 mặt hàng, chiếm 82,13% tổng số.

最近更新