【giải copa sudamericana】Soi kèo phạt góc Bayern vs PSG, 03h00 ngày 27/11
作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:46:46 评论数:
BP - Ba tôi vừa tròn 90 tuổi. Ông cụ ngày càng kiệm lời và thay đổi một số thói quen. Ví như đang ngồi trên xích đu,ềnhữngtờbaacuteocũgiải copa sudamericana tay cầm ly nước và xem tivi thì có thể ngủ ngồi trên ghế. Thi thoảng ông cụ không nhớ tên con, cháu. Cần gì thì làm một động tác phát ra tiếng động, mẹ hoặc anh, chị tôi liền chạy tới, nhìn mặt, nhìn bộ dạng của ba để đoán ba muốn gì. Thường chỉ mẹ tôi đoán trúng ý muốn của ba. Chỉ riêng thói quen đọc báo của ba thì không hề thay đổi. 90 tuổi mà ba đọc báo không cần mang kính và ngày nào cũng đọc vài ba tờ. Thế nên mỗi khi tôi về thăm ba thường mang theo cả chồng báo cũ. Và đó là món quà ba thích nhất, trong đó đặc biệt thích tờ An ninh thế giới. Vậy mà lần này về thăm ba mẹ, lu bu thế nào mà tôi lại bỏ quên chồng báo đã chuẩn bị sẵn. Vừa về đến ngõ, thấy ba lụm cụm bước ra tôi mới chợt nhớ đến món quà quen thuộc. Mẹ hỏi báo của ba đâu? Tôi vội quay xe ra thị trấn, mỗi loại lấy 1 tờ cũng chỉ chưa được chục tờ báo cho ba.
Mỗi sớm mai, trong các quán cà phê người dân chăm chú đọc báo đã tạo nên hình ảnh ấn tượng, nét văn hóa của văn minh đô thị (ảnh minh họa) - s.H
Những năm trước, khi ba còn chưa kiệm lời như bây giờ, mỗi lần tôi gọi điện nói sẽ về thăm, ba lại dặn gom báo cũ mang về. Và lần nào cũng thế, nhận gói báo nặng trịch từ tôi, nét mặt ông cụ rất vui. Có lần tôi hỏi, báo cũ xì rồi, ba còn đọc làm gì thì ba trả lời, mình chưa đọc thì vẫn là mới con à. Mẹ nói mớ báo cũ lần trước tôi đem về, ba đọc đi đọc lại mấy lần rồi. Đọc xong lại xếp phẳng phiu cất vào tủ, ai hỏi mượn mới đem ra. Ở cái xóm nhỏ heo hút quê tôi, tủ báo cũ của ba trở thành của quý. Dịp hè, đám trẻ con trong xóm hay kéo đến mượn. Chúng không vào nhà mà ngồi vạ vật dưới mấy gốc cây, đọc cả những mẩu quảng cáo. Mấy cụ ông trong xóm thi thoảng đến ngồi với ba, vừa nhâm nhi tách trà nóng vừa say sưa đọc những tờ báo cũ rồi cùng bàn luận về một vấn đề gì đó, có hôm trưa trật vẫn chưa về. Tôi làm ở báo tỉnh, ngày nào cũng đọc rất nhiều bản thảo trước khi lên trang. Vậy mà có lần ba hỏi về một tình tiết trong vụ thảm sát ở tỉnh, vụ dùng thuốc diệt cỏ phá hủy hàng trăm nọc tiêu ở huyện Hớn Quản nay đã xử chưa, tôi “ớ” ra không trả lời được. Buổi trưa, ba không ngủ, nằm đọc số báo tôi mới mua về. Anh tôi nói, nhờ có báo mà ba khỏe hơn, minh mẫn hơn đó.
30 năm gắn bó với nghề báo, tôi đã đọc không biết bao nhiêu tờ. Không chỉ báo giấy, tôi còn đọc báo trên mạng. Ngoài báo tỉnh là “của nhà làm ra”, tôi còn đặt thêm một số tờ khác, như Tuổi trẻ, Lao động, An ninh thế giới. Vào những dịp cuối năm phải dọn nhà, nhiều khi không nỡ bán ve chai những tờ báo không chỉ hay mà còn đẹp như tờ Phụ nữ cuối tuần, Tuổi trẻ chủ nhật, Tạp chí Người làm báo... Bởi thế, chồng báo, tạp chí cũ cứ chất cao dần trong cái giá sách ọp ẹp, nhiều khi phủ bụi mà không nỡ dẹp đi. Ngày anh Nguyễn Tất Trung còn làm Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, tôi hay gom báo của mình, xin thêm của các anh chị trong cơ quan để mang tặng học sinh trường này. Anh Trung về Bình Long, tôi không còn gom tặng báo cũ nữa. Và thế là đống báo, tạp chí cũ từ nhà tôi vượt hơn ba trăm cây số chuyển về căn nhà nhỏ của ba.
Từ trước tới nay, người sưu tập sách cũ thì không ít nhưng người gom góp, lưu giữ báo cũ thì thật là hiếm. Thường báo in, người ta chỉ mua về đọc 1 lần rồi bỏ, ít ai đọc lại. Vậy mà ngoài những người có thói quen lưu giữ báo như ba tôi lại có một người còn khá trẻ có sở thích độc đáo là sưu tầm các loại báo, tạp chí cũ. Đó là luật sư Tạ Thu Phong ở quận Long Biên (Hà Nội) - người mới chỉ hơn 40 tuổi nhưng đã có trên 10 năm sưu tầm báo cũ. Hơn 10 năm qua, anh đã sưu tầm được hơn 10.000 tờ báo các loại. Từ những tờ báo của thời kỳ đầu nền báo chí Việt Nam như “Lục tỉnh tân văn”, xuất bản năm 1912, “Gia Định báo”, “Nông cổ mín đàm”, “Phụ nữ tân văn”, “Nam Phong tạp chí”... đến những tờ báo tiếng tăm hiện nay như “Nhân dân”, “Lao động”, “Văn nghệ”... được anh Phong sưu tầm và trân trọng gìn giữ. Nghe nói thú sưu tập báo cũ của anh bắt nguồn từ một lần đi tìm lại số báo Thiếu niên Tiền phong đã được đọc lúc còn là học sinh. Càng đọc những tờ báo cũ, anh càng thấy như được trở về với những ký ức tuổi thơ trong trẻo của mình.
“Sách báo có thể cũ nhưng kiến thức trong sách, báo không bao giờ cũ” - Tôi không nhớ đọc được câu này ở đâu. Thế nhưng người ta chỉ sưu tầm, trao đổi sách cũ chứ rất ít người sưu tầm, trao đổi báo, tạp chí cũ. Bởi để bảo quản được những tờ báo mỏng manh sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, nhất là với những tờ báo làm bằng giấy dó, giấy bồi rất dễ thấm nước. Hơn nữa, mỗi tờ báo, tạp chí có một tiết diện không nhỏ nên việc bảo quản và trưng bày chúng cũng gặp không ít khó khăn. Vậy mà một luật sư còn trẻ, chẳng liên quan gì đến nghề báo lại có đam mê sưu tầm báo cũ nên tôi rất ngưỡng mộ anh Tạ Thu Phong. Có lẽ với anh, những tờ báo cũ trở nên đáng quý không hẳn vì nó hiếm mà là nó đã ghi dấu và mang trong lòng những thông điệp, tinh hoa của một thời đại.
Đáng phấn khởi là từ năm 2009, Công ty “Tabao” - một công ty bán hàng qua mạng của Trung Quốc, đã có một ý tưởng mới, rất hay là sử dụng những tờ báo cũ trong kinh doanh của mình. Câu slogan của công ty này là “Bạn không biết chọn quà gì cho sinh nhật bạn bè? Một tờ báo cũ phát hành vào đúng ngày sinh của người ấy chắc chắn sẽ làm họ thích thú”. Và họ triển khai “shop” mang tên “Quà sinh nhật bằng báo” và được bình chọn là “Gian hàng sáng tạo nhất của Tabao năm 2009”. Gian hàng đặc biệt này đã gặt hái thành công bất ngờ. Không những thế, nó còn giúp ích cho các nhà sưu tập báo muốn tìm cho mình các ấn bản đặc biệt trong quá khứ.
Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, tôi thường đọc được những dòng cảm ơn của các cơ quan báo chí đối với các bộ, ngành, lãnh đạo Trung ương, địa phương, các cơ quan quản lý báo chí, những nhà hảo tâm... đã quan tâm, đồng hành với quý báo trong những năm tháng qua. Cho dù ngày 21-6 đã qua, nhưng tôi rất muốn cảm ơn những người như anh Tạ Thu Phong, cảm ơn ba tôi, những người già, em nhỏ nơi miền quê heo hút. Họ là những người tiếp nối, làm tăng thêm giá trị của những tờ báo. Bởi không có họ thì công sức của những người làm báo - dù có đến mức nào cũng chỉ là những văn bản khô cứng trên giấy và sẽ đi rất nhanh vào các vựa ve chai.
Thảo Linh