当前位置:首页 > Thể thao > 【psg montpellier】Soi kèo góc Adelaide United vs Perth Glory FC, 15h35 ngày 29/11: Chủ nhà áp đảo

【psg montpellier】Soi kèo góc Adelaide United vs Perth Glory FC, 15h35 ngày 29/11: Chủ nhà áp đảo

2025-01-24 03:40:46 [Ngoại Hạng Anh] 来源:VBet88

nhuc nhoi vai nhap lau bai 4 quotmuc so thiquot hang lau tu ga dong dang ve gia lam

Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn)

Lên tàu Đồng Đăng 4

Theứcnhốivảinhậplậpsg montpelliero quy định của Bộ Giao thông vận tải về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia, hàng hóa phải được người thuê vận tải giao cho đơn vị vận chuyển tại ga gửi hàng đầy đủ những bản sao giấy tờ hợp pháp cần thiết liên quan đến hàng hoá; ghi đầy đủ vào tờ khai gửi hàng đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không có, không đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không đúng quy định.

Đơn vị vận tải không nhất thiết phải kiểm tra tính đúng đắn và độ chính xác của các giấy tờ do người thuê vận tải đính kèm theo hoá đơn gửi hàng hoá. Hàng hóa phải được xác định trọng lượng tính cước, người thuê vận tải phải kê khai giá trị hàng hóa. Khi kê khai giá trị hàng hoá, người thuê vận tải phải trả cho đơn vị vận tải một khoản lệ phí kê khai giá trị hàng hoá được thoả thuận ghi trong hợp đồng vận tải. Hàng hoá xem như đã được giao cho đơn vị vận tải để vận chuyển được tính từ khi nhà ga đã nhận đủ hàng, làm xong thủ tục và giao cho người thuê vận tải hoá đơn gửi hàng hoá.

Quy định rõ ràng vậy nhưng thực tế không phải vậy. Trong nhiều ngày nắm bắt hoạt động chở hàng hóa tại Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng, nhóm phóng viên đã ghi lại được những hình ảnh hàng hóa trên xe máy ùn ùn chở vào qua 3 cổng của nhà ga, nhất là vào hai ngày cuối tuần. Vào những ngày này, một phần hàng hóa làm thủ tục ở cổng bên phải của nhà ga, còn lại được "cửu vạn" chở thẳng vào ga qua 2 cổng còn lại. Mọi hoạt động diễn ra công khai, không thấy bóng dáng của bất cứ lực lượng chức năng nào can thiệp. Chẳng mấy khó khăn, chúng tôi lọt vào bên trong ga Đồng Đăng để quay lại những hình ảnh chở hàng vào ga bằng xe máy, xe kéo. Càng đến gần giờ tàu chạy (13 giờ), lượng hàng chất đống ở hai bên đường tàu càng nhiều.

Quyết định bám theo hàng hóa từ ga Đồng Đăng về Hà Nội, chúng tôi lên chuyến tàu Đồng Đăng 4 khởi hành vào giữa tuần. Sát giờ tàu chạy, trên đường tàu, có đầy đủ lực lượng chức năng như Công an, nhân viên ngành Đường sắt, Quản lí thị trường... Hàng hóa tiếp tục được các cửu vạn chất đầy lên các toa tàu, những cửa kính được nâng lên để làm “cửa” đưa hàng vào toa tàu. Không khí hết sức hối hả. Đến giờ tàu chạy, nhiều toa tàu đã được chất đầy hàng hóa. Trong khi đó, hành khách đi lại trên tàu khá thưa thớt, chủ yếu là cửu vạn đi theo để đưa hàng xuống các ga dừng đỗ. Với một tuyến đường sắt vốn chỉ chủ yếu chở hàng, sự xuất hiện của những vị khách như chúng tôi khiến nhiều người tỏ ý cảnh giác, kể cả nhân viên trên tàu.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn ngày 15-7, hàng hóa nhập lậu sau khi được hợp thức hóa bằng hóa đơn sẽ được vận chuyển bằng xe ô tô tải qua tuyến Quốc lộ 1B (bình quân 15-22 xe/ngày đêm) hoặc từ huyện Lộc Bình, Đình Lập tập kết bằng xe tải vận chuyển ra thành phố Lạng Sơn về xuôi theo Quốc lộ 1A hoặc theo quốc lộ 31 về Bắc Giang, đặc biệt là lượng hàng lớn nhất vận chuyển trên tuyến đường sắt Đồng Đăng - Hà Nội (trung bình từ 2-3 toa, có thời điểm lên đến 6-8 toa/ngày).

Đúng 13 giờ 5 phút, tàu chuyển bánh. Nhân viên trên tàu cho biết tàu sẽ đến ga Gia Lâm vào lúc 19 giờ 30 phút. Trên tàu còn có 3 người mặc cảnh phục Cảnh sát giao thông. Hỏi chuyện, chúng tôi được biết đây là các chiến sĩ thuộc Đội 1, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt đang có mặt trên tàu để kiểm tra, giám sát an ninh trật tự, an toàn trên tàu, tất nhiên có cả việc giám sát hàng hóa chuyên chở.

Ngoài ra, trên tàu có sự xuất hiện của hai nhân vật đặc biệt nữa. Đó là hai cán bộ của ngành Đường sắt đang "vi hành" công khai trên chuyến tàu này. Lân la làm quen, người cán bộ trẻ hơn tên D. không chút nghi ngờ đã “bật mí” cho chúng tôi về xuất xứ của nguồn hàng trên tàu, về cách thức đưa hàng lên tàu. D. thật thà cho biết: Tất cả là hàng lậu hết. Ngành Đường sắt có quyền từ chối chuyên chở hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, nhưng nếu không chở thì anh em lấy gì mà ăn khi lương ba cọc ba đồng. Như trưởng đoàn tàu này, lương cũng chỉ 3 triệu đồng/tháng. Họ phải chở hàng, rồi bán cước với các "cửu vạn" đi theo hàng thì mới có "đồng ra đồng vào" chứ. Tức là đáng ra hàng 1 tấn, thì họ chỉ nộp vận đơn có 3 tạ, còn lại là "cưa đôi" với nhân viên đường sắt.

"Thế tàu chở hàng lậu thế này, về các anh có nhắc nhở gì nhà ga hay có báo cáo cấp trên không?" - chúng tôi đặt câu hỏi. D. thành thật: Nhắc nhở gì. Có chăng bảo anh em họ hạ rèm ở các toa tàu xuống cho đỡ... phản cảm. Đề nghị xử lí họ thì mình cũng được gì đâu, lại để anh em họ ghét (?!).

Ga Gia Lâm "ngập" hàng

Trên hành trình kéo dài 7 tiếng đồng hồ, chúng tôi ước tính tàu dừng lại ở hơn 10 ga như ga Bản Thi, ga Đồng Mỏ (Lạng Sơn), ga Bắc Giang, ga Lim, ga Yên Viên, ga Gia Lâm... Dừng ở ga nào, hàng hóa cũng nhanh chóng được "đẩy" xuống. Ở đó, nhiều chủ hàng đã chực sẵn, huy động xe máy, xe ba bánh chở về. Càng về gần Hà Nội, càng nhiều hàng hóa, chủ yếu là vải vóc, quần áo được đưa xuống ngay trước mắt các nhân viên đường sắt, thanh tra đường sắt và cả lực lượng Cảnh sát giao thông trên tàu. 19 giờ 30 phút, tàu dừng ở ga cuối là ga Gia Lâm, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh hàng hóa được các cửu vạn trên tàu đưa xuống qua các cửa sổ, cửa chính của đoàn tàu. Dọc đường tàu chất đầy hàng hóa.

nhuc nhoi vai nhap lau bai 4 quotmuc so thiquot hang lau tu ga dong dang ve gia lam
Chuyển hàng lên tàu ở ga Đồng Đăng (ảnh chụp từ clip)

Một tuần sau, chúng tôi trở lại ga Gia Lâm. Lúc này, chúng tôi mới phát hiện ra "sự lạ" vì ở đây có tấm biển rất to đề “Khu vực cấm quay phim, chụp ảnh”. Như thường lệ, 19 giờ 30 phút, tiếng còi tàu hú vang, tàu Đồng Đăng 4 lầm lũi dừng ở ga Gia Lâm. Hàng hóa lại được hàng trăm cửu vạn cả trên tàu lẫn dưới sân ga thi nhau đẩy từ các toa tàu xuống ga. Bên dưới là các "cửu vạn", các chủ hàng chờ lấy hàng và nhân viên nhà ga chăm chú đứng nhìn.

Thấy chúng tôi lạ mặt, một phụ nữ mặc đồng phục ngành Đường sắt hỏi: "Các anh chị vào đây làm gì?". Chúng tôi trả lời: “Vào lấy hàng”. Một tay "cửu vạn" sẵng giọng: “Không phải chủ hàng đâu. Chủ hàng vào lấy hàng nhìn là biết ngay”. Không tin, người này vẫn bám sát chúng tôi và gặng hỏi nhiều điều. Đã ghi nhận được nhiều hình ảnh, chúng tôi vội ra khỏi ga trong ánh mắt có vẻ tức tối của cô nhân viên đường sắt. Tại cổng ga Gia Lâm, có hàng chục xe tải cỡ nhỏ, xe máy chở hàng đi các nơi. Chọn một quán nước ở gần cổng ga, chúng tôi đặt máy quay và đếm được hàng chục lượt xe máy chở đầy hàng rời ga, rồi mất hút trong dòng xe cộ tấp nập.

Bài 5: Nhọc nhằn chống buôn lậu vải

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读