发布时间:2025-01-22 19:45:15 来源:VBet88 作者:Ngoại Hạng Anh
Bộ trưởng,ínhphủđiệntửtạomôitrườngcảicáchminhbạkết quả bóng đá châu âu hôm qua Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng |
Chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử đã có từ nhiều năm qua, Bộ trưởng có thể chia sẻ về những mặt được và những mặt cần khắc phục trong thời gian tới?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng:
Chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử đã được triển khai từ năm 2000, sau 18 năm đã có nhiều việc làm được, tạo ra sự thay đổi quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính. Đến nay đã có các trung tâm dịch vụ hành chính công của 39 tỉnh, thành phố. Đã có các dữ liệu điện tử của cơ quan Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Y tế. Tôi cho đây là vấn đề mới, rất quan trọng. Bước đầu chúng ta cũng đã hình dung được công việc căn cơ, nền tảng như: Hạ tầng, vấn đề kết nối của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương... Tuy nhiên, mặc dù 18 năm xây dựng chính phủ điện tử nhưng phải nhìn nhận nhiều việc chưa làm được. Trước hết về thể chế chúng ta chưa có văn bản quy định vấn đề kết nối, chia sẻ cơ quan hành chính nhà nước, văn bản quy định bảo mật thông tin cá nhân, chưa có dữ liệu nền tảng của Chính phủ điện tử như: Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, đất đai. Mặc dù chúng ta đã có một số dữ liệu nhưng chưa nhiều. Nền tảng căn cơ nhất là chưa có hạ tầng đảm bảo an toàn tuyệt đối về dữ liệu.
Nhận thức vấn đề như vậy, tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, với quyết tâm của Thủ tướng là xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu phải xây dựng nền tảng hệ thống văn bản pháp luật quy định kết nối chia sẻ giữa cơ quan quản lý nhà nước, bảo mật thông tin, định danh, lưu giữ văn bản hồ sơ điện tử, cấp số chứng thư, số hóa các văn bản… phải làm như thế mới đảm bảo yêu cầu, đặc biệt là làm tốt xây dựng dữ liệu nền tảng. Thủ tướng cũng đang yêu cầu các cơ quan làm tốt cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ Chính phủ điện tử.
Nhưng điều quan trọng nhất hiện nay trong chỉ đạo của Thủ tướng là hướng tới phục vụ người dân, DN. Vậy thì phải cung cấp các dịch vụ công để hướng tới người dân, DN. Và vấn đề rất quan trọng nếu chúng ta minh bạch trên nền điện tử, minh bạch trên hồ sơ từ trung tâm dữ liệu quốc gia, trung tâm dịch vụ công ở các tỉnh, địa phương, bộ, ngành thì chúng ta sẽ cắt giảm thời gian chi phí người dân, DN khi thực hiện thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu, lợi ích… Như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói chúng ta phải cải cách mang tính thực chất và chống tham nhũng vặt.
Mô hình Chính phủ điện tử đã được triển khai ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Chúng ta đã nghiên cứu mô hình Chính phủ điện tử tại nước nào và lợi ích mang lại cho người dân ra sao?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng:
Tôi cho rằng những gì nhu cầu người dân, DN cần trước thì phải làm trước. Như vấn đề kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN rất quan trọng trong thông quan hàng hóa; hay khi xây dựng trung tâm hành chính công các tỉnh, địa phương thành phố cũng hướng tới cung cấp dịch vụ công cho DN, người dân. Như vậy người dân không phải đến trực tiếp cơ quan hành chính và không phải gặp trực tiếp cán bộ thi hành công vụ nữa mà có thể ngồi ở bất cứ đâu đó đều có thể kê khai, cập nhật những người yêu cầu.
Chúng tôi đi học tập kinh nghiệm tại Liên bang Nga, thay vì trước họ có 5.000 trung tâm hành chính công nhưng giờ cải cách chỉ có 127 trung tâm, mỗi trung tâm 60 người trong khi số lượng dịch vụ cung cấp cho người dân vô cùng lớn, 99% qua dịch vụ công. Nếu làm được như vậy sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước vì sẽ tinh giảm bộ máy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân DN. Đặc biệt tạo ra môi trường rất minh bạch để người dân được theo dõi, giám sát đánh giá sự hài lòng với việc thực thi công vụ tại cơ quan quản lý nhà nước.
Cũng từ những kinh nghiệm được học hỏi kết hợp với nhìn nhận từ thực tế, chúng ta nhận diện được vấn đề khó khăn, nhu cầu của người dân, DN, tham mưu tốt cho Thủ tướng để trong quá trình triển khai hạ tầng nền tảng, dữ liệu nền tảng tạo ra sự kết nối, tránh việc mỗi địa phương, sở ngành có phần mềm riêng, không kết nối chia sẻ được gây lãnh phí tốn kém.
Bộ trưởng có thể phân tích rõ hơn cơ chế hoạt động để đẩy mạnh Chính phủ điện tử? Và tiến độ triển khai trong thời gian tới?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng:
Cơ chế để đẩy mạnh Chính phủ điện tử phải dựa vào các DN, những DN nền tảng là DN nhà nước về viễn thông sẽ là trụ cột giúp Thủ tướng, Chính phủ triển khai; Văn phòng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tham mưu để xây dựng các đề án chương trình cụ thể. Quan điểm của Văn phòng Chính phủ là dùng cơ chế DN đầu tư, nhà nước thuê lại chứ không đi làm dự án như những năm trước đây. Từ tư tưởng cải cách và từ cải cách quản lý nhà nước thì các DN phần mềm sẽ cụ thể hóa các mục tiêu đó. Muốn làm tốt phải xây dựng được kiến trúc tổng thể khung Chính phủ điện tử, khung bộ, ngành, địa phương.
Năm 2019 song song triển khai các công việc xây dựng hoàn thiện thể chế rất cụ thể, yêu cầu các cơ quan nhà nước, DN khi triển khai đảm bảo phần mềm phải kết nối, chia sẻ; tiếp đó là xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử, hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang được Thủ tướng giao nhiệm vụ này; tạo dựng trục liên thông văn bản quốc gia bảo đảm an toàn tuyệt đối. Từ đó tiếp tục xây dựng các đề án cải cách, tiến tới Chính phủ phi giấy tờ, giảm hội họp, giảm báo cáo; khuyến khích, yêu cầu địa phương thành lập trung tâm dịch vụ công. Quan trọng nhất là phải sớm xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia đi đôi với cơ chế bảo mật, bởi hiện nay dữ liệu đang nằm rất rải rác, phân tán bộ máy quản lý rất lớn.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
相关文章
随便看看