游客发表

【tỷ lệ kèo 7m】Soi kèo góc Tottenham vs AS Roma, 3h00 ngày 29/11

发帖时间:2025-01-26 10:28:11

ĐỒNG BÀO “CHE BỘ ĐỘI,n qutỷ lệ kèo 7m VÂY QUÂN THÙ”

Trong cuộc gặp gỡ với những nhân chứng lịch sử ở xã anh hùng Đồng Nai (huyện Bù Đăng), ông Điểu Xuân Lập, thôn 2 kể lại: Những năm 1968-1975, tiếng trực thăng Mỹ gầm rú trên bầu trời để khảo sát địa hình mà cứ tưởng động đất nên tôi cùng đồng bào trong sóc “gõ máng heo” để cầu nó qua đi. Gõ mãi nhưng không hết động đất, đến khi nghe bộ đội thông báo lính Mỹ bay khảo sát địa hình, tôi lại cùng đồng bào cất giấu lương thực, quyết không đun củi, đốt lửa nhằm tránh bị phát hiện. Chiến tranh bấy giờ ác liệt lắm nhưng đồng bào M'nông, Châu Mạ, S’tiêng, Châu Ro… ở Đồng Nai Thượng quyết một lòng theo Đảng, theo Nhà nước. Giờ đây, chiến tranh đã đi qua, đồng bào tiếp tục đoàn kết, cùng nhau. 

Cùng với sức mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng Đồng Nai Thượng, “trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân xã Đồng Nai (Bù Đăng) đã chiến đấu, phối hợp chiến đấu 46 trận lớn nhỏ, diệt 500 tên địch, trong đó 76 tên Mỹ, bắn rơi và phá hủy 7 máy bay, đánh sập 4 nhà lính, 1 bót gác, phá hủy 1 xe ủi đất và 1 pháo 105 li. Động viên hàng trăm người đồng bào thiểu số thoát ly hoạt động cách mạng, huy động hàng trăm ngàn lượt người đi dân công hỏa tuyến tải vũ khí, đạn dược, phục vụ chiến đấu...” (theo sách “Bình Phước - Những tập thể và cá nhân anh hùng” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Bộ CHQS tỉnh Bình Phước xuất bản năm 2003).

Chiến tranh đã lùi xa, nay cùng con cháu giữ gìn văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng, song khi hỏi về những ngày tháng chở che bộ đội đánh giặc, bà Thị Vấp (75 tuổi) ở ấp Bù Dinh, xã Thanh An, huyện Hớn Quản vẫn không quên. Theo lời kể của bà Vấp, từ năm 17 tuổi, bà đã cùng nhiều anh chị em trong buôn, sóc gùi từng bao gạo, củ sắn, măng rừng tiếp tế cho bộ đội để đánh thắng giặc Mỹ. Bà chia sẻ: Dù chiến tranh mưa bom ác liệt, song đồng bào chúng tôi khi đó không ai sợ mà vẫn ngày đêm đi bộ vào rừng, lội suối tiếp tế để cán bộ cách mạng có đủ sức đánh giặc. Nhờ đó, ngày nay con cháu mới có cuộc sống bình yên và giàu mạnh. 

Phát huy truyền thống anh hùng, nhân dân xã Thanh An thi đua lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng "đặc sản" của xã. Trong ảnh: Đồng bào S'tiêng xã Thanh An đang dệt những tấm thổ cẩm truyền thống 

Ông Trần Tịnh ở ấp 1, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú đã ngoài 80 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng vẫn còn nhớ rõ những ngày cùng đồng đội chiến đấu trên trận tuyến đường 14 - Phước Long - Đồng Xoài. Ông kể, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đồng Tâm là vùng đất rừng rú hoang vu, chủ yếu đồng bào dân tộc S’tiêng, Châu Ro sinh sống. Tuy nhiên, trong thế trận giữa ta và địch, xã Đồng Tâm bấy giờ có vị trí chiến lược rất quan trọng. Đó là nơi triển khai căn cứ hậu cần bảo đảm của ta suốt thời kỳ chống đế quốc Mỹ, nơi đóng quân của Quân đoàn 4 trong Chiến dịch giải phóng Phước Long; đồng thời là nơi tập kết lực lượng để tấn công địch trong 3 chiến dịch lớn Đồng Xoài, Phước Long và Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Đối với ta, địa bàn Đồng Tâm ngày ấy là bàn đạp để ta bao vây, uy hiếp thường xuyên Chi khu Quân sự Đồng Xoài của địch; cũng là bàn đạp để triển khai đường giao liên và các đường vận tải từ hậu phương của Bộ Chỉ huy Miền xuống các tỉnh phía Đông và Đông Bắc. Với một vị trí chiến lược quan trọng, ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh của đồng bào DTTS tại chỗ. 

Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Tâm (1945-2010) ghi lại, năm 1964, quân chủ lực của ta kết hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích tổ chức nhiều đợt tấn công vào các dinh điền. Đồng bào DTTS trong các ấp chiến lược dọc quốc lộ 14 ở Đồng Tâm nổi lên phá tan ách kìm kẹp của địch, trả thẻ kiểm tra rồi về buôn sóc cũ sinh sống. Cùng với việc nổi dậy phá ấp chiến lược, đồng bào DTTS ở Đồng Tâm và các vùng lân cận không ngại gian khổ, hy sinh, chắt chiu từng hạt muối, cân gạo, củ sắn cung cấp cho bộ đội và lực lượng du kích địa phương. Đồng bào đã làm kho trong rừng để tích trữ lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch Đồng Xoài. Nhiều gia đình đồng bào DTTS ở Đồng Tâm còn nuôi giấu cán bộ, bộ đội bị thương, nhiệt tình ủng hộ cách mạng. Tấm lòng của đồng bào cùng với sức mạnh tổng hợp của quân, dân trong huyện đã hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực làm nên chiến thắng Đồng Xoài rực lửa chiến công năm 1965. Đến đầu năm 1972, K ủy K17 cử 3 đồng chí Điểu Xa Roi, Điểu Ka Lết, Điểu Pó về hoạt động trên địa bàn xã Đồng Tâm và thành lập chi bộ dự bị để lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Từ đó, bộ đội địa phương đã cùng du kích, đồng bào DTTS ở Đồng Tâm hoạt động mạnh, chống phá địch ở các ấp chiến lược, giúp quân ta pháo kích vào các căn cứ quân sự của địch ở Đồng Xoài và trên đường 14. Đến ngày 26-12-1974, cùng với Đồng Xoài và đường 14, Đồng Tâm được giải phóng trong niềm vui phấn khởi của nhân dân. Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng xã Đồng Tâm được thành lập để tập trung lực lượng bảo vệ vùng giải phóng.

XÃ ANH HÙNG KHOÁC ÁO NÔNG THÔN MỚI

Được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1996, song là xã thuần nông có điểm xuất phát thấp, với 23% số dân là đồng bào DTTS, Thanh An (huyện Hớn Quản) vẫn không ngừng nỗ lực để thay đổi diện mạo nông thôn mới. Ông Nguyễn Viết Đợi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Thanh An đến năm 2023 sẽ về đích NTM. Hiện nay, xã đã và đang duy trì, giữ vững 14/19 tiêu chí NTM và đặt ra theo lộ trình cụ thể để thực hiện hiệu quả. Kế hoạch đến cuối năm 2022 sẽ hoàn thành 2 tiêu chí khó là nhà ở và giao thông vận tải. Do đó, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 6 tháng đầu năm 2022, Thanh An đã thi công xây dựng hơn 4km đường nhựa, gần 3,2km đường bê tông xi măng theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 100%. Đặc biệt, trên địa bàn xã đang duy trì 1 cơ sở dệt may thổ cẩm, 1 tổ hợp tác nuôi ong, 3 hợp tác xã và 4 tổ nghề nghiệp... Đó là những yếu tố góp phần làm thay đổi diện mạo xã anh hùng Thanh An trong tương lai gần.

Xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Thanh An (huyện Hớn Quản) không ngừng nỗ lực để thay đổi diện mạo nông thôn. Trong ảnh: Tuyến đường nhựa An Quý - Xa Cô dài hơn 3km đang được xây dựng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân, phát triển giao thương - Ảnh: Phú Quý

Là xã có 24% số dân đồng bào DTTS, phát huy truyền thống Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, năm 2020, xã Đồng Tâm (huyện Đồng Phú) về đích NTM. Hiện nay, cùng với việc xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp các tiêu chí để diện mạo NTM khang trang, nâng cao mức thụ hưởng trong nhân dân, Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Tâm đang quyết tâm, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ đưa xã đạt các tiêu chí NTM nâng cao. Ông Nguyễn Đình Nhan, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Với mục tiêu đạt xã NTM nâng cao, hiện nay, cán bộ, nhân dân ấp 6 vẫn đang giữ vững và nâng cao tiêu chí của khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Các ấp khác trong xã cũng triển khai đồng loạt và hiệu quả kế hoạch mỗi ấp 1 tuyến đường nông thôn kiểu mẫu đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn” trong xây dựng NTM nâng cao. Riêng về xây dựng đường bê tông xi măng, xã đang chuẩn bị thi công 6 công trình bê tông xi măng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, với chiều dài 3,33km, tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng…

Đồng Tâm - xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã khoác lên mình "chiếc áo" nông thôn mới và hướng đến đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Không chỉ anh dũng, kiên cường trong kháng chiến làm nên thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước mà trong công cuộc kiến thiết và xây dựng hôm nay, mỗi đơn vị anh hùng ngày ấy đang vươn mình mạnh mẽ, hiện thực hóa khát vọng xây dựng Bình Phước vững mạnh, kiên cường và phát triển.

    热门排行

    友情链接