【bong đa vip】Soi kèo góc Genoa vs Cagliari, 18h30 ngày 24/11

时间:2025-01-28 00:26:41 来源:VBet88
TPHCM chưa ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron
Bộ Y tế Ấn Độ: Đợt dịch do biến thể Omicron có thể ít nghiêm trọng
Liệu Omicron có vượt Delta trở thành biến thể thống trị thế giới?ănsôngcấmchợquotvìOmicroncóhiệuquảbong đa vip

Trong bức thư do lãnh đạo các nước thuộc miền Nam châu Phi soạn thảo và được đăng tải trên trang mạng theafricareport.com ngày 7/12, các nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước những lệnh cấm đi lại áp đặt đối với các quốc gia miền Nam châu Phi sau khi các nhà khoa học của khu vực này đã phát hiện và chia sẻ thông tin về biến chủng mới để đảm bảo thế giới có thể nhanh chóng ứng phó. Các nhà lãnh đạo của bày tỏ hoài nghi rằng nếu Tây Âu hoặc Bắc Mỹ phát hiện ra một biến thể mới thì liệu thế giới có áp đặt biện pháp đóng cửa biên giới tương tự hay không?

Gần đây, Chính phủ Anh đã đưa Nigeria, quốc gia Tây Phi, vào danh sách "đỏ" cấm nhập cảnh vào nước Anh.

Trả lời phỏng vấn BBC, ông Sarafa Tunji Isola - Cao ủy Nigeria tại Vương quốc Anh - cho rằng những biện pháp hạn chế đi lại áp đặt đối với một số quốc gia ở miền Nam châu Phi là chế độ "phân biệt chủng tộc trong đi lại". Đây cũng là quan điểm mà tổng thư ký LHQ đưa ra trước đó. Đại diện Nigeria tại Anh bày tỏ: "Lệnh cấm đi lại như vậy là sự phân biệt chủng tộc theo kiểu chúng ta đang không đối phó với đại dịch. (Nếu) chúng ta đối phó với đại dịch thì bất kỳ khi nào chúng ta gặp phải thách thức, chúng ta cần hợp tác". Ông Isola khuyến nghị rằng một giải pháp được kỳ vọng là cách tiếp cận mang tính toàn cầu, chứ không phải mang tính lựa chọn.

Bộ trưởng Chính phủ Anh Kit Malthouse bác bỏ chỉ trích nói trên, cho rằng việc sử dụng cụm từ "phân biệt chủng tộc trong đi lại" là "ngôn từ không thích hợp". Ông Kit Malthouse bày tỏ: "Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn do những biện pháp hạn chế đi lại gây ra, song chúng tôi đang nỗ lực kéo dài thêm chút ít thời gian để các nhà khoa học có thể nghiên cứu về chủng mới này để có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của nó".

Phát biểu tại một buổi họp báo gần đây, Tổng thống Gana Nana Akufo-Addo cho rằng những hạn chế đi lại này là "những công cụ kiểm soát nhập cư".

Tuần trước, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã lần đầu tiên sử dụng cụm từ "phân biệt chủng tộc trong đi lại" khi trả lời giới báo chí ở New York rằng những lệnh cấm đi lại đối với các nước ở miền Nam châu Phi "không chỉ bất công và gây khó khăn sâu sắc mà còn không hiệu quả". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo những lệnh cấm đi lại chung chung như vậy sẽ không ngăn chặn được sự lây lan của biến thể và chỉ ngăn cản các nước báo cáo và chia sẻ dữ liệu quan trọng.

Trở lại bức thư của các lãnh đạo các nước miền Nam châu Phi nói trên, bức thư có đoạn viết rằng lãnh đạo các nước giàu đang chơi trò chơi chính trị với hy vọng rằng công dân của họ sẽ cảm thấy "ấn tượng" và "thuyết phục" trước những chính sách bảo vệ họ trong ngắn hạn, song những chính sách này chỉ mang tính biểu tượng. Điều đáng nói là những dữ liệu khoa học chỉ ra rằng virus sẽ lây lan và biến đổi nhiều hơn trong những cộng đồng dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Các lãnh đạo cũng đặt câu hỏi kế hoạch tiếp theo đối với cuộc chơi "ngăn sông cấm chợ" đối với thế giới sẽ như thế nào khi một số nước châu Âu đã ghi nhận những ca nhiễm biến chủng mới Omicron. Gần 30% người dân nước Anh không được tiêm chủng đầy đủ... Vậy thế giới có nên đóng cửa biên giới với Anh hay không? Làm thế nào chúng ta có thể làm chậm lại tốc độ lây nhiễm?

Bức thư có đoạn viết rằng nếu nhìn vào những người xuất nhập cảnh Nam Phi trong những tuần qua thì một lượng lớn trong số đó là người châu Âu. Điều đó cho thấy biến thể mới Omicron trước đó đã lây lan bên ngoài châu Phi ở một mức độ nào đó. Do đó, những lệnh cấm đi lại này là cách thức ứng phó không hiệu quả. Các lãnh đạo này cho rằng trở ngại chính mà thế giới cần giải quyết đó là vắc xin. Bức thư nhấn mạnh rằng tình trạng bất bình đẳng trong công tác phân phối vắc xin, đặc biệt là đối với các nước nghèo hơn mà nhiều nước trong số đó là ở châu Phi, là một vấn đề cần được giải quyết. Các nhà lãnh đạo cũng nêu một thực tế đáng buồn là nhiều người dân châu Âu chưa được tiêm chủng và thường không tuân thủ những quy định phòng chống dịch (thường không đeo khẩu trang) đã đến du lịch châu Phi rồi sau đó trở về nước vào thời điểm biến chủng mới được phát hiện. Một đoạn thư nhấn mạnh rằng việc cấm đi lại và đóng cửa biên giới không thể là kế hoạch trước tiên để ứng phó mỗi khi một biến thể mới xuất hiện bởi điều này sẽ ngăn cản các nước thông báo việc phát hiện những biến thể mới. Ngoài ra, tình trạng suy giảm và thiệt hại kinh tế do các biện pháp đóng cửa biên giới và cách hành xử hoảng loạn tức thời gây ra không thể trở thành chuyện đương nhiên. Cuộc sống và sinh kế của một bộ phận đáng kể dân số trên thế giới vẫn dựa vào nguồn thu từ các hoạt động du lịch. Các nhà lãnh đạo khuyến nghị cần có cách tiếp cận thấu đáo hơn đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Sẽ rất đáng buồn nếu năm 2022 chỉ là sự lặp lại của năm 2020 và 2021.

推荐内容