Hàng hóa XNK qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H Ông Phạm Bình An,ệpcầntậndụngưuđãitừkèo chấp 3/4 là gì Giám đốc Trung tâm hội nhập quốc tế cho biết, sau nhiều năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, năm 2017 nhập siêu từ Trung Quốc bắt đầu giảm, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc tăng rất mạnh. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2017 tăng trưởng 61,5% so với 2016, đạt 35,46 tỷ USD. Năm 2016, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực với mục tiêu nâng cấp các quy định về quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi thương mại để nâng cao khả năng tận dụng ACFTA.
Ngày 21/11/2017, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA) chính thức được ký kết và dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/1/2019, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam vào khu vực kinh tế quan trọng này của Trung Quốc. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, sẽ rút ngắn khoảng cách cán cân thương mại giữa hai nước, giảm nhập siêu từ Trung Quốc.
Là đặc khu hành chính của Trung Quốc, Hong Kong là thị trường trung gian quan trọng, theo đó hàng hóa nhập khẩu chủ yếu để tái xuất vào thị trường Trung Quốc , năm 2017, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hong Kong đạt 7,56 tỷ USD, tăng trưởng 24,6% và sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN và Hong Kong dự kiến có hiệu lực 1/1/2019.
Tuy nhiên, theo bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng Phòng FTA, Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan ACFTA vẫn còn tương đối thấp mặc dù doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế về đường biên giới, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi C/O mẫu E của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ ở ngưỡng khoảng 30%. Tuy nhiên, một số mặt hàng có tỷ lệ tận dụng C/O mẫu E rất tốt như giầy dép, gần 100%; cao su và sản phẩm từ cao su 82%,
Theo Ban tổ chức, Hong Kong chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Hong Kong là đối tác nước ngoài đầu tư lớn tại Việt Nam. Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 75% dòng thuế theo lộ trình 10 năm, 10% dòng thuế theo lộ trình 14 năm. Còn Hong Kong cam kết loại bỏ thuế quan 100% dòng thuế theo lộ trình 14 năm, không có gì khác biệt so với hiện tại, nên các DN chỉ hưởng lợi từ việc cam kết về tạo thuận lợi hải quan,
Trong 16 FTA có 12 FTA đã ký, (10 FTA đã thực hiện), 3 hiệp định đang đàm phán, 1 hiệp định cơ bản đã kết thúc đàm phán. Yếu tố quan trọng nhất của một FTA chính là thương mại hàng hóa, thể hiện bằng việc cắt giảm thuế quan về 0% theo lộ trình. Nhưng để được hưởng mức ưu đãi thuế quan lý tưởng từ các FTA thì cách duy nhất là hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho mỗi FTA. DN được tự chứng nhận xuất xứ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà xuất khẩu
Theo bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia hội nhập kinh tế quốc tế để được hưởng lợi từ FTA, các DN cần xác định được mã HS hàng hóa, đáp ứng các quy tắc xuất xứ, có C/O ưu đãi, hưởng ưu đãi thuế quan FTA… Sẽ là thuận lợi nếu DN nắm vững và đáp ứng quy tắc xuất xứ, cũng như chuỗi cung ứng sản xuất khu vực, toàn cầu. Song sẽ là thách thức nếu doanh nghiệp không đáp ứng, không lựa chọn đúng quy tắc xuất xứ, không chủ động nguồn cung đầu vào, không có hàm lượng kỹ thuật cao trong thành phẩm. |