Sáng nay,ômnayThủtướngchủtrìHộinghịtrựctuyếnASEANvàlịch đá của arsenal 14/4, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 sẽ khai mạc thông qua hình thức trực tuyến. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN chủ trì hội nghị từ đầu cầu Hà Nội. Đây là một giai đoạn rất đặc biệt với vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam bởi dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề về người và kinh tế thế giới. Chính vì vậy Việt Nam đã chủ động tổ chức hội nghị cấp cao đặc biệt ứng phó với Covid-19, thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó các thách thức phi truyền thống. | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. |
Ứng phó Covid-19, một đại dịch toàn cầu đang làm đảo lộn mọi mặt đời sống kinh tế xã hội chưa từng có tiền lệ, đặt ra nhiều thách thức với ASEAN và thế giới. Do đó, một hội nghị đặc biệt của ASEAN về ứng phó dịch là rất cần thiết trong lúc này, thúc đẩy tinh thần Gắn kết và Chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết, thống nhất ASEAN cũng như hợp tác với các đối tác trong kiểm soát, ngăn chặn và giảm các tác động về kinh tế-xã hội của dịch bệnh. Trong một ngày làm việc, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cùng nhau đưa ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Việt Nam đã cùng ASEAN thực sự thể hiện khả năng phản ứng kịp thời ngăn chặn đại dịch cũng như năng lực gắn kết trong phối hợp chính sách và hành động giữa các thành viên. ASEAN đã sớm có Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó chung của ASEAN đối với Covid-19 (ngày 14/02/2020); đồng thời kích hoạt các cơ chế ứng phó với tình trạng khẩn cấp trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước Đông Bắc Á. Cùng với đó, ASEAN đã kịp thời tổ chức nhiều hoạt động phối hợp chung với các đối tác đối thoại như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế quan trọng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, ứng phó hữu hiệu với dịch bệnh, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ trong phòng chống dịch. | Một hội nghị đặc biệt của ASEAN về ứng phó dịch là rất cần thiết trong lúc này. |
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công nhiều hoạt động phòng chống dịch, trong đó mới nhất là cuộc họp lần thứ 25 của Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) ngày 9/4/2020; đưa ra các khuyến nghị về Kiểm soát, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh; hỗ trợ người dân các nước ASEAN chịu tác động của dịch bệnh, trong đó có hỗ trợ lãnh sự cho công dân ASEAN sinh sống, làm việc và học tập ở các quốc gia thành viên của nhau và ở các nước thứ ba. Nhiều đề xuất cụ thể, thiết thực đã được xem xét như khả năng lập Quỹ hợp tác chung của ASEAN ứng phó COVID-19; lập mạng lưới các chuyên gia y tế công cộng của ASEAN và với các Đối tác để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm soát, điều trị các ca bệnh….Qua đó, thúc đẩy tăng cường đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, giữ vững đà hợp tác ASEAN và vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Đánh giá về các nỗ lực này, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng, việc Việt Nam chủ trì hai hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh Covid-19 là rất quan trọng thúc đẩy đoàn kết và thống nhất các bước đi trong việc đối phó với Covid-19 của ASEAN. Việc tổ chức các hội nghị Cấp cao đặc biệt về ứng phó dịch bệnh Covid-19 một lần nữa khẳng định chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; khẳng định hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, tạo dựng đồng thuận ASEAN góp phần củng cố đoàn kết, thống nhất tăng cường gắn kết, tương trợ lẫn nhau, nâng cao tính hợp tác, chủ động của ASEAN trước các thách thức khu vực và quốc tế, trong đó lớn nhất là dịch bệnh Covid-19./. |