Gần đây,ủđầutưnóigìkhibịtốcónhiềusaiphạmtạiTòanhàhỗnhợpThăthứ hạng của al-riyadh dư luận đang rất quan tâm đến những sai phạm tại công trình tòa nhà 8B Lê Trực (Hà Nội). Việc chủ đầu tư công trình phải lên phương án tháo dỡ số tầng và diện tích xây dựng sai phép đã làm nức lòng người dân Thủ đô cũng như cả nước. Khi dư âm của “tòa nhà xây cao vọt Lăng Bác” chưa lắng xuống thì nhiều thông tin trên báo chí lại cho rằng Dự án Tòa nhà hỗn hợp của Công ty TNHH Thăng Long cũng đang tồn tại những sai phạm nghiêm trọng không kém công trình 8B Lê Trực.
Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2006 Công ty TNHH Thăng Long bị thu hồi đất tại phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để xây dựng trụ sở Bộ Công an. Đổi lại, doanh nghiệp này được UBND thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy cấp cho khu đất thuộc tổ 50 phường Yên Hòa để xây dựng tòa nhà văn phòng làm trụ sở công ty.
Có nguồn tin cho rằng, theo hồ sơ thiết kế ban đầu được phê duyệt, tòa nhà chỉ cao 17 tầng và có chức năng làm văn phòng. Tuy nhiên, sau đó, chủ đầu tư từng bước đã xin nâng chiều cao tòa nhà lên 27 tầng và thay đổi chức năng của tòa nhà từ văn phòng thành tòa nhà hỗn hợp, căn hộ chung cư.
Những ngày đầu tháng 11/2015, có mặt tại công trình đang xây dựng này, quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng đếm được tòa nhà đang được xây dựng đến tầng 32.
Công trình tòa nhà hỗn hợp Thăng Long vẫn đang được xây dựng.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết: “Cách đây khoảng 1 tháng, Sở Xây dựng đã chủ trì một buổi họp về vấn đề này và đưa ra kết luận, khi lực lượng thanh tra xây dựng tới kiểm tra thì thấy chủ đầu tư Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long đang cho công nhân xây tầng 32 (trừ các tầng kỹ thuật, dự án vượt 1 tầng)”.
Trả lời trên báo điện tử Petrotimes, ông Phạm Văn Lợi - Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Cầu Giấy (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết: “Khi phát hiện dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long xây vượt 10 tầng, Đội đã lập biên bản đình chỉ thi công và kiến nghị thành phố xử phạt số tiền gần 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, thời gian đã lâu mà vẫn không thấy UBND TP Hà Nội đưa ra quyết định xử phạt. Không biết việc chậm trễ xử phạt của UBND TP Hà Nội là lý do vì sao?
Cũng theo ông Lợi, thì ngày 2/6/2015, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội ban hành quyết định xử phạt hành chính số 35/QĐ-XPVPHC với mức tiền phạt là 80 triệu đồng.
Ngày 13/11/2015, trả lời Chất lượng Việt Nam online, ông Trương Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thăng Long, khẳng định: “Tại dự án này, chúng tôi hoàn toàn làm đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, không hề vượt quá số tầng cũng như chiều cao quy định”.
Ông Đức cho biết, khi công trình của dự án Tòa nhà hỗn hợp tại phường Yên Hòa bị đình chỉ xây dựng, ngày 27/11/2014, Sở Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Yên Hòa và Công ty TNHH Thăng Long đã có cuộc họp tại Sở Xây dựng.
Sau khi xem xét kỹ các quy định của pháp luật, thống nhất kiến nghị của các cơ quan liên quan, Bộ Xây dựng đã có công văn số 3343/BXD-HĐXD ngày 18/12/2014 gửi Sở Xây dựng TP.Hà Nội khẳng định không yêu cầu thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long vì thuộc khu vực đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Công văn cũng nêu rõ cho phép chủ đầu tư được tiếp tục triển khai thực hiện dự án.
Theo những tài liệu mà ông Đức cung cấp cho phóng viên thì ngày 7/1/2015, Sở Xây dựng TP.Hà Nội đã có công văn số 73/SXD-TTr gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị thành phố cho phép Công ty TNHH Thăng Long tiếp tục triển khai dự án.
Ngày 26/1/2015, UBND TP.Hà Nội đã có công văn số 596/UBND-XDGT chấp thuận đề nghị của Sở Xây dựng cho phép chủ đầu tư Dự án công trình hỗn hợp trụ sở làm việc, văn phòng và nhà ở tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy được tiếp tục triển khai dự án theo quy định.
Về hiện trạng của tòa nhà tại thời điểm này, ông Đức khẳng định vẫn đang chấp hành đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Ông Đức cho biết, theo văn bản số 3489/QHKT-TH của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội thì Sở này chấp thuận tổng diện tích xây dựng khoảng 1.448m2 (sàn văn phòng, dịch vụ công cộng: 21.317m2; sàn nhà ở: 18.309m2), mật độ xây dựng khoảng 40,5%, tầng cao công trình: 27 tầng…
Ông Đức cũng lý giải, 27 tầng được phê duyệt ở đây là không bao gồm 2 tầng hầm, tầng lửng, tầng kỹ thuật và tầng mái. Cũng trong văn bản trên, tầng mái được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận bố trí không gian sân vườn, tiểu cảnh và phòng sinh hoạt cộng đồng.
Tuy nhiên, ông Đức cho biết, chủ đầu tư đã xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng của tầng mái thành bể bơi. Nếu nhìn từ bên ngoài thì phần đế bể bơi và bể bơi trên tầng mái sẽ giống như 2 tầng riêng biệt. Chiều cao của công trình cả tum khoảng 110m, chưa vượt qua chiều cao 111m được chấp thuận.
Khi phóng viên hỏi “Như vậy, phát ngôn của đồng chí Phó chủ tịch quận Cầu Giấy về số tầng của công trình là không chính xác?” thì ông Đức trả lời: “Tôi không nói là không chính xác vì bao nhiêu tầng còn phụ thuộc vào quan niệm, cách nhìn nhận của mỗi người (?)”.