【thi đấu bóng đá cúp c1】Soi kèo góc Ipswich vs Crystal Palace, 2h30 ngày 4/12

时间:2025-01-18 12:03:15来源:VBet88 作者:Nhận Định Bóng Đá

Báo Cà Mau(CMO) Trải qua 91 năm thành lập và phát triển, Hội Nông dân Việt Nam là lực lượng cốt cán, hùng hậu của cách mạng Việt Nam. Từ trong đấu tranh giành độc lập, tự do đến xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế… Hội Nông dân các cấp luôn được tôi luyện và không ngừng lớn mạnh.

Ngày 1/3/1988, Ban bí thư Trung ương Ðảng ra Quyết định số 42 đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Ngày 17/1/1991, Bộ Chính trị thống nhất lấy ngày 14/10/1930 làm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

Nông dân xã Khánh Lâm, huyện U Minh thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: THANH MINH

Tự hào truyền thống nông dân Cà Mau

Trải qua 2 cuộc kháng chiến, nông dân Cà Mau đã thể hiện rõ vai trò “Chủ lực quân cách mạng”. Từ dao mác, gậy gộc, tầm vong vạt nhọn… đến súng kép, lựu đạn, thuỷ lôi… nông dân vừa lấy súng địch đánh địch, vừa tự chế tạo vũ khí để chiến đấu đến cùng. Trong cuộc đọ sức ác liệt không cân sức này, dù quân thù có tàu to, súng lớn, máy bay B52, chất độc hoá học; với bao nhiêu kiểu chiến tranh, chiến dịch, chiến thuật và hành động dã man… nhưng nông dân Cà Mau quyết không rời tay súng, bám đất giữ làng, chở che bộ đội, góp sức người và của cải, một lòng theo Ðảng, với tinh thần “Một tấc không đi - một li không rời”.

Những lúc khó khăn, ác liệt nhất, nông dân càng đoàn kết, gắn bó, đùm bọc với nhau, tổ chức thành những làng rừng ở U Minh, Ngọc Hiển, Năm Căn, phải nấu trái mắm để ăn thay cơm, cất từng lon nước ngọt để uống nhưng vẫn kiên trì bám trụ, quyết tâm đánh bại âm mưu bình định của kẻ thù. Các phong trào biểu tình chống bắt phu đi làm lộ xe Cà Mau - Năm Căn; đòi cứu đói, bãi bỏ thuế thân; biểu tình đòi thả tù cho người dân vô tội… được nông dân Cà Mau đồng lòng phát động, hưởng ứng, với sự tham gia của hàng ngàn người.

Cùng với quân - dân miền Nam, nông dân Cà Mau vùng lên bức rút, bức hàng tiêu diệt đồn bót, chi khu của địch, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn, bà con trở về với ruộng vườn, mở rộng vùng giải phóng. Nông dân phấn khởi thi đua sản xuất, đóng góp lương thực nuôi quân, hàng ngàn con em nông dân lên đường tòng quân, sẵn sàng cung cấp lực lượng cho chiến trường và trở thành hậu phương vững chắc để phục vụ cách mạng.

Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, tự hào: “Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, có hệ thống từ Trung ương đến tận cơ sở. Trong mọi giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, các cấp Hội Nông dân đều thể hiện rõ vai trò tiên phong, không ngừng đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức và đổi mới mô hình hoạt động, thích ứng nhanh với sự phát triển đi lên của đất nước”.

Ðoàn kết vượt qua khó khăn

Trong cuộc chiến mới với đại dịch Covid-19, nông dân Cà Mau vừa là lực lượng hậu phương, vừa tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, với mục tiêu kép: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Với chức năng hậu phương, nông dân Cà Mau thi đua sản xuất an toàn, cung ứng sản phẩm nông sản cho nền kinh tế, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá cho thị trường. Với chức năng tuyến đầu chống dịch, cán bộ, hội viên nông dân các cấp tham gia vào tổ Covid cộng đồng, tổ xung kích, tình nguyện phòng, chống dịch Covid-19, tổ Nhân dân tự quản “Giữ chặt vùng xanh”…

Người nuôi tôm Cà Mau vượt qua thách thức về dịch bệnh để duy trì sản xuất bền vững. Ảnh: THANH MINH

Ông Nguyễn Trường Giang chia sẻ: "Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đoàn kết, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Bà con chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với chấp hành quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều hoạt động đoàn kết, tương thân tương ái như đóng góp tiền, vật chất để hỗ trợ lực lượng phòng, chống dịch, giúp đỡ người gặp khó khăn, ủng hộ quỹ phòng, chống dịch, giúp đỡ người về địa phương… được các cấp hội quan tâm thực hiện.

Theo đó, Hội Nông dân các cấp đã vận động, đóng góp tiền mặt vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 trên 770 triệu đồng; quyên góp, hỗ trợ 143 tấn lương thực, thực phẩm, trị giá hơn 2,1 tỷ đồng; vận động hơn 6.000 suất ăn nhanh hỗ trợ người dân từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh tự phát về Cà Mau trị giá hàng trăm triệu đồng. Ðặc biệt, các mô hình sáng kiến “Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân”, “Ðiểm tiêu thụ nông sản cho nông dân”… đã tiêu thụ hơn 170 tấn nông sản các loại trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được đông đảo hội viên, nông dân tham gia thực hiện. Năm 2021, gần 140.000 hộ hội viên, nông dân đăng ký danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; xây dựng 815 mô hình dân vận khéo và các mô hình phát triển kinh tế do địa phương và các cấp hội phát động. Có 104 sản phẩm của 72 chủ thể đăng ký thực hiện sản phẩm OCOP; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu được 19 nhãn hiệu trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Trường Giang cho rằng, đứng trước khó khăn, thách thức của dịch Covid-19, dịch tả heo châu Phi, thiên tai, biến đổi khí hậu… nhưng nông dân Cà Mau đã linh hoạt thích ứng để phát triển. Các phong trào thi đua yêu nước; nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi… hiệu quả được nhân rộng. Ðời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng cao. Từ đó, góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.


Chào mừng 91 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2021), Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã xây dựng và trao 10 căn nhà cho hội viên, nông dân nghèo, trị giá 668 triệu đồng. Trong đó, Hội Nông dân các cấp trực tiếp vận động 410 triệu đồng, người nhà đối ứng 258 triệu đồng.


 

Ðỗ Chí Công

 

相关内容
推荐内容