发布时间:2025-01-24 22:52:23 来源:VBet88 作者:Cúp C2
Theátraxuấtkhẩbảng xếp hạng cúp ýo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ, Trung Quốc-Hongkong và Brazil là 3 thị trường có giá trị XK cá tra tăng trưởng trong nửa đầu năm 2016. Ngược lại, cá tra XK sang các thị trường lớn, chủ lực là: EU, ASEAN, Mexico, Colombia, Ảrập Xêut vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hơn.
Tính đến hết tháng 6-2016, giá trị XK cá tra đạt 790,2 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Nửa đầu năm nay, XK cá tra của các DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, 2 thị trường XK lớn nhất là Mỹ và EU vẫn chưa được như mong đợi.
Trong quý II-2016, giá trị cá tra XK sang Mỹ đạt 106,5 triệu USD, tăng 31,4% so với quý trước. Tính đến hết tháng 6-2016, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 187,1 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, giá trị XK vẫn tăng nhưng số doanh nghiệp cá tra tham gia XK vào thị trường Mỹ giảm do thuế CBPG quá cao.
Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, rào cản thương mại vẫn đang được dựng lên tại Mỹ. Do đó, dù cố gắng đẩy mạnh XK nhưng giá trị XK cá tra sang thị trường này dự báo sẽ không thể tăng mạnh hơn cho tới cuối năm.
Đối với thị trường EU,quý II-2016, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 69,4 triệu USD, giảm 6,6% so với quý trước. Tính đến hết tháng 6-2016, giá trị XK cá tra sang EU đạt 133 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK cá tra sang Tây Ban Nha và Đức tăng trưởng tốt, lần lượt: 17,9% và 4,4% nhưng XK sang Hà Lan lại giảm 13%; sang Anh giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Do XK khó khăn tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico buộc các DN chuyển hướng mạnh sang thị trường Trung Quốc. Trong 6 tháng liên tiếp, giá trị XK sang thị trường này tăng trưởng mức hai con số. Chẳng hạn, như: Quý II-2016, giá trị XK sang Trung Quốc đạt 72,5 triệu USD, tăng 80,6% so với quý I-2016. Tính đến hết tháng 6-2016, tổng giá trị XK đạt 117 triệu USD, tăng 66,7% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ khó khăn do rào cảo từ các nước nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra còn gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu chế biến. Theo các chuyên gia và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, lần đầu tiên trong 10 năm, ngành cá tra phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguyên liệu.
Từ đầu năm đến nay, nhu cầu nguyên liệu cá tra chế biến của doanh nghiệp không ổn định, khiến giá cá lúc tăng lúc giảm, người dân không dám thả nuôi nhiều, chủ yếu là cầm cự. So với cùng kỳ năm trước, giá cá trung bình giảm từ 1.000 - 4.000 đồng/kg.
Theo phân tích của các chuyên gia ngành thủy sản, do phát triển quá nhanh nên giá nguyên liệu không ổn định, giá xuất khẩu lại giảm. Giá thành cá nguyên liệu tăng do giá thức ăn tăng và tỷ lệ sống thấp. Chất lượng sản phẩm lại không ổn định. Người nuôi bị động trong khâu tiêu thụ, liên kết chuỗi còn yếu. Trong khi yêu cầu mỗi thị trường phải đáp ứng theo những giấy chứng nhận khác nhau như GlobalGAP, BAP, ASC…, vừa chồng chéo vừa làm chi phí nuôi tăng cao.
Mấy năm gần đây, diện tích nuôi cá tra chỉ duy trì khoảng 5.100ha và sản lượng ở mức trên dưới 1,1 triệu tấn. Mặc dù Tổng cục Thủy sản cho biết mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi khoảng 7.600ha - 7.800ha và sản lượng 1,8 - 1,9 triệu tấn nhưng ưu tiên giai đoạn hiện nay vẫn là ổn định diện tích và sản lượng, tăng chất lượng, hiệu quả.
Theo phân tích của VASEP, dù sản lượng nuôi cá tra tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2015 (525.000 tấn), nhưng do giá không ổn định, lúc tăng lúc giảm, trung bình giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg so với cùng kỳ, nên người dân chỉ nuôi cầm cự, diện tích nuôi bị thu hẹp…khiến doanh nghiệp lao đao vì thiếu nguyên liệu chế biến cá tra xuất khẩu.
相关文章
随便看看