Theấcmơkhocircngbaogiờtrởthagravenhhiệnthựhạng nhất nước anho kết quả điều tra ban đầu, công ty thành lập từ năm 2010 nhưng đến 2014, mới được cơ quan chức năng cho phép kinh doanh đa cấp. Mặt hàng kinh doanh gồm các sản phẩm: Dưỡng cốt vương, bổ não vương, máy khử độc Ozone, ngũ linh đông trùng hạ thảo... Để lôi kéo người tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp này, Giang và Thủy dùng chiêu trích thưởng rất cao, như thưởng nhà, ôtô; lấy tiền của người nộp sau trả cho người nộp trước, chi hoa hồng lên tới 65%. Nếu thành viên nào mời thêm được một người tham gia, công ty sẽ trả hoa hồng 8%, mời càng nhiều hoa hồng càng lớn. Chỉ trong một thời gian ngắn, công ty đã “phát triển” được 21 chi nhánh tại 19 tỉnh, thành phố, lôi kéo hơn 45.000 người tham gia. Cơ quan điều tra xác định, với hình thức bán hàng đa cấp, nhóm Giang - Thủy thu được 1.900 tỷ đồng. Đến tháng 9-2015, không thấy công ty tiếp tục trả tiền, khách hàng tìm đến chi nhánh tại Hải Phòng và trụ sở công ty tại Hà Nội để đòi tiền thì phát hiện công ty không còn hoạt động nên các bị hại đã trình báo công an.
Mô hình bán hàng đa cấp được ghi nhận là một phương thức phân phối và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả. Tuy nhiên khi xuất hiện ở Việt Nam cách đây chừng 20 năm, phương thức bán hàng đa cấp bị một số người lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, gây dư luận xấu trong xã hội. Chuyện lừa đảo bằng hình thức bán hàng đa cấp được phản ánh nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng (trong đó có Báo Bình Phước), nhiều người vì ham bán hàng đa cấp mà tan cửa nát nhà. Có những nông dân chạy ăn từng bữa nhưng vẫn sẵn sàng vay nóng hàng chục triệu đồng để nộp cho các công ty bán hàng đa cấp. Khi nhận ra mình bị lừa thì công ty đó đã “tự giải thể”, để lại khoản nợ không biết đến bao giờ mới trả được. Thế nhưng “ma lực” của bán hàng đa cấp cùng với lòng tham vô đáy đã khiến nhiều người không thể dứt ra được.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có không ít chi nhánh của các công ty bán hàng đa cấp hoạt động. Tuy chưa có số liệu chính xác về số người tham gia nhưng chắc chắn con số này không nhỏ. Nhiều người khi biết mình bị “sập bẫy” lại cố gỡ gạc bằng cách rủ người thân, bạn bè cùng tham gia để rồi sau đó “tiền mất tật mang”, tình cảm cũng sứt mẻ theo. Điều đáng nói là hình thức bán hàng đa cấp ngày càng biến tướng tinh vi, không chỉ giới hạn ở việc bán các sản phẩm chức năng mà còn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, tư vấn du học... Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhưng việc quản lý bán hàng đa cấp bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện nhiều biến tướng theo chiều hướng tiêu cực khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Vì lợi nhuận mang lại rất lớn nên nhiều công ty bán hàng đa cấp sẵn sàng nộp phạt để tồn tại. Từ thực tế đó, năm 2014, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 42/2014/NĐ-CP, ngày 14-5-2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, ngày 21-7-2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và gần đây nhất là Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, ngày 19-11-2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với chế tài xử phạt nghiêm minh hơn đối với những sai phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Với những thay đổi đó, nhiều người kỳ vọng vào khả năng nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động kinh doanh theo kiểu đa cấp trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bản thân mỗi người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác; không vì lòng tham, sự nhẹ dạ mà nghe theo lời rủ rê của người khác, chọn hình thức kinh doanh này với mong muốn làm giàu nhanh chóng, “ngồi mát ăn bát vàng”. Thực tế, giấc mơ trở thành tỷ phú từ bán hàng đa cấp chỉ là một... giấc mơ, không bao giờ trở thành hiện thực.
Chính Trực