VBet88VBet88

【bảng xếp hạng anh 3】Soi kèo góc Monaco vs Benfica, 3h00 ngày 28/11

Thời gian qua,ơhộigiatăngsảnxuấtxuấtkhẩugạbảng xếp hạng anh 3 giá lương thực toàn cầu tăng đột biến là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, để mang tính bền vững, lâu dài thì phải nâng cao vị thế sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta thời gian tới.

Giá lúa gạo ở mức cao, nông dân thêm phấn khởi.

Đẩy mạnh sản xuất

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích đất sản xuất lúa khoảng 77.000ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1 triệu tấn. Với tiềm năng nông nghiệp sẵn có, tỉnh Hậu Giang xác định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Ngay từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu tăng đẩy giá lúa gạo tại Hậu Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng theo. Đây cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo theo hướng ổn định diện tích và sản lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá trị hạt gạo.

Với sự biến động mạnh của giá lúa trong thời gian qua, nông dân trồng lúa tại Hậu Giang vô cùng phấn khởi vì bán được giá cao hơn những vụ trước, nhưng không khỏi lo lắng vì chi phí phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất theo đó cũng tăng đáng kể, đồng thời tác động xấu của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa trong thời gian qua. Nếu tình hình vật tư nông nghiệp và các khoản chi phí khác tiếp tục gia tăng như hiện nay thì dù giá lúa gạo có tăng thì lợi nhuận thực sự của người nông dân vẫn tăng không đáng kể. Về lâu dài, khả năng người hưởng lợi từ thời cơ tăng giá lúa chưa hẳn đã là người nông dân.

Ông Trịnh Văn Tùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thành Phát, ở ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cho biết HTX có khoảng 90ha, lúa làm ra được HTX xay xát đóng gói cung cấp gạo vào các siêu thị. Giá lúa gạo đang cao nên thành viên HTX tập trung gieo sạ đồng loạt, kết hợp bón phân hữu cơ để làm sao cho ra mặt hàng gạo ngon nhất, an toàn. Hiện nay, HTX áp dụng gieo sạ theo hướng giảm lượng lúa giống chỉ ở mức 70kg/ha, bón 50% phân hữu cơ, còn lại là bón phân vô cơ nên chi phí đầu tư thấp, tăng thêm nguồn lợi nhuận.

Ông Tùng cho rằng: “Giá lúa cao, nhưng muốn lợi nhuận tăng thì yếu tố đầu vào phải giảm; còn lạm dụng phân bón sẽ làm tăng chi phí, đồng nghĩa lợi nhuận sẽ bị thấp xuống. Mặc dù giảm lượng giống, phân bón nhưng năng suất không thấp so với trước, đặc biệt là làm lúa gạo sạch nên bán ra được giá cao hơn”.

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã triển khai thực hiện giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo, đặc biệt theo tinh thần Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 03/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Hậu Giang cũng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh tập trung duy trì diện tích sản xuất lúa hàng năm, đồng thời vận động người dân tăng cường mở rộng sản xuất diện tích vụ Thu đông tại những khu vực có điều kiện thuận lợi để gia tăng sản lượng lúa của tỉnh. Tập trung xây dựng và phát triển các vùng trồng đạt tiêu chuẩn an toàn đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường giàu tiềm năng như: châu Âu, Trung Quốc… Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 7 vùng trồng lúa được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước với diện tích 282,12ha/161 hộ, sản lượng trong năm khoảng 3.635,5 tấn.

Đồng thời, để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, ngành nông nghiệp Hậu Giang cũng đã chỉ đạo các đơn vị, ngành chuyên môn từ tỉnh đến địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, mở rộng diện tích sản xuất áp dụng kỹ thuật canh tác như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tăng tỷ lệ diện tích lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… theo nhu cầu thực tế của thị trường, phấn đấu đến năm 2025 có trên 95% diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng: Sản xuất lúa gạo những tháng cuối năm 2023 được đánh giá là “được mùa, được giá” làm cho người nông dân vô cùng phấn khởi, tạo động lực để người dân tiếp tục gia tăng sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu. Ngành nông nghiệp và các địa phương sẽ tiếp tục có những giải pháp để giúp nông dân trồng lúa có lợi nhuận ổn định, bền vững. Do vậy, trong thời điểm hiện nay, rất cần các Bộ, ngành Trung ương cùng với các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, phối hợp, hỗ trợ, đồng hành cùng người nông dân để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình sản xuất, ổn định giá vật tư đầu vào, hỗ trợ khâu bảo quản, chế biến,… và nhất là các vấn đề về thông tin thị trường để giúp bà con nông dân thực sự hưởng được lợi ích lâu dài.

Nông dân tại nhiều cánh đồng trong tỉnh đang tất bật vệ sinh đồng ruộng xuống giống lúa Đông xuân 2023-2024.

Nâng cao giá trị

Trong những năm qua, Hậu Giang đã dịch chuyển cơ cấu giống lúa dần từ nhóm chất lượng thấp như IR 50404, OM 576… sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, Jasmin 85, RVT, Đài Thơm 8, ST24, ST25… phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc chuyển đổi giống lúa đối với người trồng lúa tại Hậu Giang không còn là trở ngại, lượng lúa giống cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tỷ lệ diện tích sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong những năm vừa qua trên 85%, mục tiêu hướng đến hiện nay là nâng cao giá trị sản xuất lúa theo các vùng tập trung và kiểm soát chất lượng đạt theo yêu cầu, quy chuẩn để liên kết doanh nghiệp xuất khẩu.

Hậu Giang đã được tham gia và thụ hưởng nhiều chương trình, dự án về kỹ thuật mới trên nền sản xuất lúa theo hướng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, như dự án WB6, Dự án FARES, Dự án GIZ - Quản lý dịch hại tổng hợp IPM... Gần đây nhất và có hiệu quả đáng kể là Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (Dự án VnSAT) và dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh” GIC. Thông qua các dự án đã giúp nông dân nâng cao năng lực trong sản xuất và hiểu biết về hệ sinh thái đồng ruộng, về canh tác lúa an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng lợi nhuận và đặc biệt là sự hợp tác đầu tư sản xuất tập trung theo các mô hình cánh đồng lớn, cung ứng trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Lan tỏa từ kết quả của các dự án, chương trình, kế hoạch đã triển khai trong sản xuất lúa, từ đó nông dân ứng dụng các kỹ thuật mới cùng với áp dụng cơ giới hóa ngày càng tăng, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, vấn đề này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, đặc biệt là giá phân bón có những thời điểm tăng rất cao.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, chi phí sản xuất 3 vụ lúa trong năm, từ năm 2020-2022 tại Hậu Giang cho thấy giá thành vụ sau luôn cao hơn so với vụ trước cùng kỳ. Giá thành sản xuất bình quân 3 vụ trong năm từ năm 2020-2022 tăng dần do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động đều tăng. Cụ thể, năm 2020 là 3.181,2 đồng/kg, năm 2021 là 3.380,6 đồng/kg, năm 2022 là 4.044,2 đồng/kg. Mặc dù chi phí sản xuất tăng, nhưng do nông dân tích cực áp dụng các giải pháp kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” nên Hậu Giang vẫn thuộc nhóm các tỉnh có chi phí giá thành sản xuất lúa thấp trong khu vực ĐBSCL.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho rằng: Cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL vẫn là 4 vụ gồm Đông xuân, Hè thu, Thu đông, vụ Mùa, với diện tích gieo sạ khoảng 4 triệu héc-ta và đạt 24 triệu tấn lúa/năm. Việc mở rộng không gian sản xuất kinh tế, đa dạng các lĩnh vực, an ninh thu nhập, giảm chi phí, an toàn thực phẩm, thương hiệu để tiến tới thực hiện đề án phát triển 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL cần phải có thêm những quỹ hỗ trợ cho nông dân, chính sách xã hội hóa, chứng nhận về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đánh giá thiệt hại về tài nguyên giống, công tác quản lý nhà nước về giống. Đặc biệt, muốn nông dân trồng lúa hưởng lợi lâu dài thì phải tính đến an ninh thu nhập cho người nông dân. Muốn vậy, phải tính đến các yếu tố về giống, kỹ thuật đến an toàn thực phẩm cao. Thay đổi tập quán canh tác, cơ giới hóa, tiết kiệm chi phí để nông dân tăng lợi nhuận. Dù giá lúa gạo tăng nhưng biên độ lợi nhuận càng ngắn lại, vì vậy phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa, liên kết chuỗi trong sản xuất lúa gạo... thì mới phát triển bền vững lâu dài.

Hiện tại, thương lái thu mua lúa OM 5451 ở mức 9.000-9.200 đồng/kg; lúa IR 50404 từ 8.700-8.900 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.100-9.200 đồng/kg; lúa OM 18 từ 9.000-9.200 đồng/kg; Đài Thơm 8 dao động từ 9.200-9.400 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ ổn định. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 658 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 643 USD/tấn.

 

Bài, ảnh: HOÀI THU

赞(99589)
未经允许不得转载:>VBet88 » 【bảng xếp hạng anh 3】Soi kèo góc Monaco vs Benfica, 3h00 ngày 28/11