Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Hải – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn khi trao đổi với PV TBTCO về kế hoạch triển khai công tác bình ổn giá trên địa bàn những tháng cuối năm 2018,ạngSơnChủđộngbìnhổnthịtrườngdịpcuốinăbxh thế giới đặc biệt dịp Tết Nguyên đán năm 2019.
* Những tháng cuối năm nhu cầu mua sắm, tiêu dùng thường tăng mạnh, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán. Đến hẹn lại lên, thời điểm này các địa phương đã "rục rịch" chuẩn bị công tác bình ổn giá hàng hóa. Phía tỉnh Lạng Sơn, hàng năm công tác này đã được chuẩn bị như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Quốc Hải:Nhằm đảm bảo cuộc sống của bà con nông dân thường kỳ cũng như dịp trọng điểm Tết Nguyên đán, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Sở Tài chính tổ chức các chương trình bình ổn giá hàng hóa. So với các địa phương trong cả nước, Lạng Sơn thực hiện chương trình này tương đối tốt. Theo đó trên địa bàn luôn có sự hỗ trợ tích cực về dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) đầu mối. Hàng năm chúng tôi lựa chọn 4-5 DN đầu mối có thị phần lớn trên thị trường Lạng Sơn, có mạng lưới rộng và có kinh doanh bán lẻ hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng được phép lưu thông trên thị trường.
Đặc biệt, trong chương trình bình ổn giá thị trường thì không chỉ bình ổn hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho bà con nông dân, mà còn bình ổn cả vật tư nông nghiệp (VTNN) phục vụ sản xuất để sau khi bà con ăn tết xong là không lo bị “cháy hàng” về phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng… Mục đích của việc bình ổn VTNN là để đảm bảo giữa tiêu dùng và sản xuất của bà con không bị tác động bởi yếu tố giá của thị trường.
|
* Thưa ông, để tham gia chương trình bình ổn giá của tỉnh, DN phải đáp ứng những tiêu chí gì? Khi DN đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ DN tham gia bình ổn giá như thế nào?
- Ông Nguyễn Quốc Hải:Năm 2018, chúng tôi vẫn xây dựng triển khai kế hoạch như mọi năm nhưng mỗi một năm đều rút kinh nghiệm và quản lý chặt chẽ hơn. Với tinh thần đó, chúng tôi gửi kế hoạch tới các DN đầu mối để các DN đăng ký.
DN muốn tham gia bình ổn phải có đầy đủ đại lý, cửa hàng của mình hoặc thông qua các địa lý có danh sách, tên, địa chỉ, điện thoại ở tất cả 11 huyện thị thành. DN đảm bảo đầy đủ các yếu tố này mới được tham gia chương trình bình ổn.
Danh sách các mặt hàng thiết yếu để bình ổn cũng được lựa chọn phù hợp, rõ ràng. Những mặt hàng thiết yếu liên quan đến tiêu dùng dịp tết là gạo, đường, dầu ăn, nước mắm, muối.
Trong danh mục hàng hóa bình ổn, DN phải đăng ký vốn dự trữ của DN là bao nhiêu và xin hỗ trợ của tỉnh là bao nhiêu. Nếu DN đăng ký 20 mặt hàng nhưng hội đồng và 2 cơ quan thẩm định là Sở Tài chính và Sở Công thương thẩm định lại chỉ cho phép DN bình ổn những mặt hàng trọng yếu khoảng 10 mặt hàng thì DN phải thực hiện đúng chỉ đạọ. Thông thường, mỗi năm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nằm trong chương trình bình ổn giá có từ 10-15 mặt hàng. Năm nay chúng tôi cũng xác định như vậy.
Đối với công tác xét lựa chọn DN tham gia chương trình, chúng tôi thường triển khai trước Tết Nguyên đán một tháng và căn cứ thời gian đó để chuẩn bị. Hiện nay chúng tôi đang phát hành công văn mời DN đăng ký tham gia, sau đó các cơ quan chức năng sẽ xét duyệt, trình hội đồng những DN đã đăng ký.
Năm ngoái tỉnh hỗ trợ cho chương trình bình ổn là 30 tỷ đồng, ước tính năm nay chúng tôi sẽ đề xuất tỉnh nâng mức hỗ trợ này lên 40 tỷ đồng, trong đó có cả hàng tiêu dùng và VTNN. Thực tế, chúng tôi vẫn dành thị phần tương đối lớn cho mặt hàng VTNN.
Hết tháng 12 năm nay, các DN được phép ứng vốn NSNN và vốn dự trữ của tỉnh, cho vay với lãi suất ưu đãi 0% theo từng giai đoạn. Ví dụ, hàng hóa tiêu dùng cho vay trong 6 tháng (vay để dự trữ những mặt hàng thiết yếu), hàng VTNN được vay 10 tháng. Hằng năm, nguồn kinh phí này được tỉnh trích khoảng 30 tỷ đồng để giao cho 4 DN. Tuy nguồn kinh phí hỗ trợ không lớn nhưng thực hiện được điều này cũng thể hiện sự quan tâm lớn của tỉnh đối với người dân.
* Với kết quả đã đạt và dự kiến chương trình triển khai sắp tới, ông nhận định thị trường hàng hóa tại Lạng Sơn những tháng cuối năm nay, đặc biệt vào dịp Tết sẽ diễn biến như thế nào?
- Ông Nguyễn Quốc Hải:Thị trường hàng hóa tại Lạng Sơn dịp Tết là khá "nhạy cảm". Những biến động lớn của thị trường trong và ngoài nước cũng sẽ có tác động tới thị trường Lạng Sơn.
Phương pháp bình ổn giá của chúng tôi là không phải bán một giá cố định. Tác động của thị trường là liên hoàn, mức độ cân bằng thị trường và đảm bảo bình ổn giá là giá bán của các DN bình ổn thấp hơn giá thị trường từ 5-10%.Tuy nhiên, giá thị trường có thể lên xuống, lúc đó chúng tôi sẽ kiểm tra hóa đơn nhập hàng của DN trong từng thời điểm bình ổn giá để có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Với những nỗ lực trong việc giám sát, kiểm tra trên sẽ giúp cho thị trường Lạng Sơn dịp cuối năm tránh được biến động lớn. Chương trình bình ổn không phải là để giá mặt hàng này thấp hơn mặt bằng chung mà thấy sự ổn định của thị trường. Đồng thời, chương trình còn giúp cân đối quan hệ cung cầu trên thị trường cuối năm là không để thiếu hàng, không tạo ra điểm nóng về hàng hóa, đột biến về giá.
Xin cảm ơn ông!
Khánh Linh