【kết quả bóng đá nữ mexico sáng nay】Soi kèo góc Venezia vs Lecce, 2h45 ngày 26/11
Cổ phiếu Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) đấu giá thành công lần đầu ra công chúng (IPO) ở mức 80.053 đồng tiếp tục là đề tài thu hút sự chú ý của giới đầu tư và doanh nghiệp bởi trước mắt là cuộc đấu giá giữa các tổ chức đăng ký làm cổ đông chiến lược của công ty. Công ty CJ Hàn Quốc đã có trong tay 3,3 triệu cổ phiếu, tương đương 4,07%. Cả CJ, Anco và Proconco đều đăng ký mua tối đa 14% cổ phần mà Vissan bán ra cho đối tác chiến lược. Nếu bỏ giá thầu thật cao như lần IPO, CJ có thể sẽ là người thắng cuộc và sẽ có hơn 18% cổ phần.
Không những thế, như nhận định của một nhà môi giới chứng khoán, nhiều khả năng CJ còn theo đuổi mua lại 7% cổ phần mà Vissan phát hành cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi và công đoàn cơ sở. Theo quy định về cổ phần hóa, giá bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa bằng 60% giá IPO, tức nhân viên Vissan sẽ được mua ở mức giá 48.032 đồng/cổ phiếu. Giá này chỉ bằng 47% mức giá 102.000 đồng/cổ phiếu mà CJ đã trả trong lần IPO. Chuyện họ nâng giá để mua cổ phiếu của người lao động có thể sẽ diễn ra ngay sau khi thời hạn nắm giữ của người lao động kết thúc.
Dù thế, CJ hoặc bất kỳ đối tác chiến lược nào cũng không muốn dừng lại ở vai trò đứng sau cổ đông nhà nước. Họ hy vọng sẽ có những đợt thoái vốn tiếp theo của cổ đông nhà nước. Điều này đã từng xảy ra với Vinamilk hay những ông lớn cổ phần hóa, nhất là gần đây quy định về bán cổ phần lô lớn đã được thực hiện.
Đó là bề nổi mà thị trường có thể nhìn thấy và ghi nhận từ tiến trình cổ phần hóa Vissan. Tuy nhiên đằng sau những gì mà thị trường thông tỏ lại không đơn giản như vậy.
Có lẽ chỉ những nhà hoạch định chính sách, những thành viên của phái đoàn Việt Nam trực tiếp tham gia đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là người hiểu hơn cả vì sao các tập đoàn nước ngoài lại sẵn sàng trả giá cao những doanh nghiệp Việt đang sở hữu hệ thống phân phối rộng và sâu đến tận các vùng nông thôn.
Với gần 100 triệu dân, sức tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, của thị trường Việt Nam vô cùng tiềm năng. Cách thức hiệu quả để bán hàng không gì tốt hơn nắm giữ kênh phân phối với hệ thống đại lý và cửa hàng từ nhỏ đến lớn. Thế nhưng cho đến nay, theo cam kết WTO, Việt Nam không mở cửa, hoặc mở cửa theo một lộ trình dài và hạn hẹp trong lĩnh vực phân phối, bao gồm bán buôn và bán lẻ những hàng hóa gồm: 1. Lúa gạo, thịt heo, nông sản; 2. Mía đường, củ cải đường; 3. Thuốc lá, xì gà; 4. Dầu thô và dầu đã qua chế biến; 5. Dược phẩm; 6. Thuốc nổ; 7. Sách báo, tạp chí; 8. Kim loại quý và đá quý; 9. Vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu.
Căn cứ theo đó, phân phối lương thực thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt heo không mở cửa toàn bộ cho nước ngoài. Một quan chức tài chính phân tích gần đây và cho đến tận giờ, Nhà nước lại phải áp dụng biện pháp hành chính là áp trần giá một số mặt hàng sữa cơ bản cho trẻ em. Nói thẳng đây là giải pháp để chống lại sự lũng đoạn giá một số sản phẩm sữa của một số hãng sữa ngoại. Tương tự đối với dược phẩm, Nhà nước không mở cửa thị trường bán lẻ thuốc cho nước ngoài.
Nhìn vào thị trường ngách là thịt các loại, thịt gà và thịt bò nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường. Chỉ còn lại thịt heo là loại thực phẩm thông dụng của người Việt do doanh nghiệp nội địa thống lĩnh. Trong thị trường thịt heo, Vissan là cái tên không chỉ chiếm giữ thị phần cung cấp thịt tươi sống lớn nhất cho TPHCM với tỷ lệ 20% hàng ngày, mà còn là địa chỉ duy nhất và to nhất để chính quyền thành phố có thể can thiệp thông qua chương trình bình ổn giá cả tại những thời điểm cần thiết. Nhìn từ đây, việc chọn lựa nhà đầu tư chiến lược của Vissan không chỉ ở tầm chiến lược đối với doanh nghiệp, mà ở tầm chiến lược đối với quốc gia.
Các nhà đầu tư nếu trở thành cổ đông chiến lược của Vissan, liệu sẽ chia sẻ sao đây các chương trình bình ổn giá cả, thực hiện mục tiêu xã hội, dân sinh thiết thực của chính quyền thành phố thông qua Vissan?
Ngoài ra, như nhận xét của một doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh siêu thị, các cổ đông nước ngoài thường hứa hẹn giúp công ty Việt Nam vươn ra thế giới, xuất khẩu sản phẩm, song trên thực tế, khi nhắm đến hệ thống kênh phân phối bán buôn - bán lẻ, mục đích chủ yếu phía sau của họ là đưa hàng hóa vào Việt Nam. Không muốn nêu tên những chuỗi siêu thị nội ở Hà Nội, TPHCM đã được sang tay cho nước ngoài và hiện trên các kệ bày bán một lượng áp đảo sản phẩm nhập ngoại, vị này khẳng định chưa biết sản phẩm chế biến của Vissan sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu tại đâu bên ngoài, nhưng việc các sản phẩm thịt chế biến, kể cả thịt hộp ngoại, có thể có mặt trong các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, các quầy hàng tại các chợ, siêu thị của Vissan, trong các cửa hàng tiện lợi của Satra (công ty mẹ của Vissan trước khi cổ phần hóa và sau cổ phần hóa nắm giữ 65% vốn nhà nước) là khó tránh khỏi.
Việc chọn đối tác chiến lược của Vissan, ở bề chìm, phản ánh một phần sự thay đổi âm thầm và quyết liệt trong lĩnh vực phân phối của Việt Nam. Khi những mắt xích cuối cùng như gạo, như thịt heo không thể giữ, thì tầm nhìn chiến lược quốc gia cho hệ thống phân phối nằm ở đâu? Và liệu chúng ta có nên tự bỏ đi những gì mà chúng ta đã phải dầy công đàm phán khi gia nhập WTO mới đạt được?