VBet88

- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Bournemouth vs Brighton: 0:1/4, 5Bournemou kết quả siêu cúp anh

【kết quả siêu cúp anh】Soi kèo góc Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11

Khó khăn phát mãi bất động sản Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản Cưỡng chế nhiều doanh nghiệp bất động sản nợ thuế lớn
Các doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn

Tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang diễn ra

Dẫn số liệu tổng hợp từ Cục Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng cho biết số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS thành lập mới chỉ có 4.725 doanh nghiệp, giảm 45,01% so với năm 2022.

Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 1.286 doanh nghiệp (tăng 7,7%) và 3.705 doanh nghiệp (tăng 47,4%) so với năm trước.

Tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp BĐS vẫn đang diễn ra không chỉ đối với các doanh nghiệp nhỏ mà cả các doanh nghiệp BĐS lớn trên thị trường

Hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS vẫn đang có nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể như: khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án, cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc; quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên;...

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án BĐS, cụ thể như: trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án…

Các DN cũng khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai). Cùng với đó là khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023…

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các biện pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy, tạo được sự chuyển biến rất tích cực có tính lan tỏa từ các bộ, ngành đến các địa phương.

Cụ thể như Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của UBND cấp tỉnh, để kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, tạo điều kiện để tiếp cận thuận lợi thị trường vốn, tín dụng và tháo gỡ được các “vướng mắc pháp lý” cho dự án BĐS…

Theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, kinh doanh BĐS đã được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục, pháp lý dự án.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn có một số vướng mắc, đặc biệt là liên quan đến pháp luật về đất đai, về thủ tục giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất… tại nhiều dự án, nhiều địa phương.

Theo Bộ Xây dựng, mặt bằng lãi suất tín dụng đã được điều chỉnh giảm nhiều lần trong năm; ngân hàng nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung thực hiện cho vay, giải ngân đối với các dự án BĐS đủ điều kiện; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, cải tạo xây dựng chung cư cũ.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh BĐS thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc rà soát tháo gỡ và thực hiện thủ tục để triển khai các dự án của các địa phương cũng còn chậm.

Bình quân mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc phá sản

Trong khi đó, theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, BĐS là ngành duy nhất có số doanh nghiệp thành lập mới đi lùi trong năm 2023. Bình quân mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc phá sản. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một hoặc một số kịch bản: phá sản, tạm dừng hoạt động, sa thải nhân viên, thu hẹp quy mô, cắt giảm lương, tái cấu trúc…

Các doanh nghiệp may mắn còn tồn tại trên thị trường hầu hết đều xác định tinh thần hoặc là “lỗ”, hoặc là lợi nhuận có thể giảm tới 80-90% so với cùng kỳ các năm trước. Lực lượng môi giới BĐS cũng trong tình trạng tương tự. Số lượng môi giới phải nghỉ việc hoặc làm song song nhiều việc cùng lúc để có thêm thu nhập ngày càng ra tăng.

Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2023, có đến 30-40% môi giới phải nghỉ việc (cả chủ động và thụ động). Đến thời điểm cuối năm, tình trạng này cơ bản đã ổn định hơn, nhưng vẫn có tới 15-25% môi giới tiếp tục phải bỏ nghề. Quý 4/2023 thị trường ghi nhận sự “quay trở lại” của một lượng doanh nghiệp và môi giới BĐS. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ bằng khoảng 10% so với số lượng môi giới đã rời thị trường trước đó.

Theo Hội Môi giới, 80-85% môi giới bỏ nghề đều thuộc nhóm đối tượng mới hoặc tay ngang, chưa có nhiều tích lũy. Các môi giới lâu năm, đã có tích lũy tài chính trước đó đều xác định tinh thần gắn bó “chờ thời lên”, họ chấp nhận tìm thêm việc mới để chạy song song, chứ chắc chắn không bỏ nghề.

“2023 là một năm tương đối khắc nghiệt với nhân sự ngành BĐS nhưng cũng là khoảng thời gian thanh lọc giúp thị trường loại bỏ các nhân tố chưa phù hợp”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nhận định.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap