Nghị định số 155/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã có hiệu lực hơn 1 tháng qua,ửphạthnhviviphạmvềmitrườngtạinơicngcộtỷ số bóng dá tuy nhiên, tình trạng xả rác, đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Điều đáng nói là bên cạnh việc người dân chưa nắm rõ các quy định mới này thì về phía ngành chức năng hiện vẫn còn khá lúng túng trong xử phạt.
Hành vi vứt rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt từ 3.000.000-5.000.000 đồng.
Có hiệu lực từ ngày 1-2-2017, Nghị định số 155 thay thế Nghị định số 179/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. So với Nghị định 179, mức phạt tại Nghị định 155 tăng từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm.
Cụ thể, với lỗi phổ biến như vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; hành vi vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện) không đúng nơi quy định sẽ phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định sẽ phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng… So với trước đây, các mức phạt này đều tăng từ 5-10 lần. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, phần lớn người dân còn nhận thức khá hạn chế với các quy định này.
Khảo sát qua một số tuyến đường tại trung tâm thành phố Vị Thanh, không khó để bắt gặp có nơi rác thải bị vứt lung tung không đúng nơi quy định. Dù hàng ngày nhân viên của Công ty Công trình đô thị thành phố vẫn thường xuyên quét dọn, nhưng ở một số tuyến đường, đầu hẻm, việc xuất hiện rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bị vứt bỏ tràn lan còn xảy ra phổ biến. Chị Lê Thị Hồng, công nhân thu gom rác, Công ty Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, cho biết: “Ngoài việc thu gom tại các thùng rác tập trung, chúng tôi còn phải quét dọn một lượng lớn rác tại vỉa hè, cống thoát nước, đầu hẻm và các khu vực đông người qua lại. Các loại rác thải này chủ yếu là bọc nilon, rác thải sinh hoạt; nhiều người có ý thức sẽ vứt bỏ gần thùng rác, tuy nhiên vẫn có tình trạng vứt tràn lan, không đúng nơi quy định”.
Dù mức xử phạt đã tăng cao hơn nhiều lần nhưng sau hơn 1 tháng có hiệu lực, các quy định xử phạt vẫn còn khá mới với người dân. Phần lớn đều chưa biết hoặc chưa ý thức được việc xả rác, vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định là vi phạm pháp luật.
Anh Nguyễn Văn Sơn, ở khu vực 4, phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tôi chưa biết quy định này, mà mức phạt tới 2-3 triệu đồng như vậy thì chắc tôi không dám vi phạm. Nhưng theo tôi, chính quyền địa phương phải xây thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng và chỗ đổ rác cho người dân, chứ như hiện nay mà xử phạt người dân sẽ không thuyết phục”.
Về phía ngành chức năng, để xử phạt hành vi vi phạm về môi trường tại nơi công cộng vẫn còn nhiều băn khoăn. Trong đó, việc thiếu hạ tầng vệ sinh công cộng cho người dân và vấn đề lực lượng, trang thiết bị tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm hiện còn đang bỏ ngỏ. Theo ông Nguyễn Quốc Định, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức tập huấn các quy định mới trong Nghị định 155 cho các tỉnh, thành, tuy nhiên đối với địa bàn tỉnh, việc áp dụng xử phạt sẽ rất khó khi hạ tầng về nơi đổ rác thải, vệ sinh công cộng còn thiếu. Nếu xử phạt sẽ gây khó khăn cho người dân.
Bên cạnh đó, đối với địa bàn nông thôn và khu vực đô thị nhỏ trên địa bàn tỉnh, việc áp dụng các quy định này theo đánh giá gần như không khả thi. Vì thực tế, nhận thức pháp luật của bà con vẫn còn hạn chế và các hành vi vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định được xem là thói quen. Nếu áp dụng chế tài xử phạt, mức thấp nhất là 500.000 đồng thì đây cũng là số tiền lớn và rất khó có thể tiến hành.
Ông Nguyễn Quốc Định chia sẻ thêm: “Theo tôi, ngoài việc xử phạt để răn đe thì cần tập trung vào công tác tuyên truyền đến người dân. Tuyên truyền sao cho đại bộ phận người dân hiểu được quy định của pháp luật, từ đó thay đổi thói quen xấu để họ tự ý thức được mỗi khi vứt rác, đi vệ sinh không đúng nơi quy định thì lúc đó mới có hiệu quả ”.
Để loại bỏ thói quen xả rác, tiểu bậy,... không chỉ dừng ở việc xử phạt, mà còn phải có nhiều biện pháp triển khai đồng bộ…
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO