【kết quả southampton hôm nay】Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Juventus, 03h00 ngày 28/11

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 Một trạm trung chuyển khí đốt ở Ba Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, xu hướng nói trên hiếm khi xảy ra trong năm qua, kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine làm đảo lộn các thị trường năng lượng, và châu Âu đã phải khẩn trương đảm bảo càng nhiều nguồn cung thay thế càng tốt.

Giờ đây, hàng tồn kho từ Hàn Quốc cho đến Tây Ban Nha đang tăng lên, trong bối cảnh thời tiết mùa đông ôn hòa, cùng những nỗ lực để làm giảm mức tiêu thụ. Nhu cầu về khí đốt thường giảm khi mùa sưởi ấm kết thúc, trước khi thời tiết nóng hơn thúc đẩy nhu cầu làm mát.

Trong một nhận định liên quan, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho rằng, nhiên liệu sau đó chủ yếu được đưa vào các địa điểm lưu trữ để chuẩn bị cho mùa tiếp theo; nhưng trong năm nay, các nỗ lực nạp lại loại nhiên liệu này ở khu vực châu Âu có thể được hoàn thành sớm, ngay vào cuối tháng 8.

Ông Talon Custer, một nhà phân tích năng lượng của Bloomberg Intelligence cho biết thêm: “Dường như có một sự dư thừa khí đốt trong thời gian ngắn, sẽ duy trì áp lực lên giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong vài tuần tới, có khả năng đẩy giá khí đốt tiêu chuẩn xuống thấp hơn một chút”.

Mặc dù giá khí đốt ở châu Âu và châu Á đã giảm mạnh so với mức cao của năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình được ghi nhận trong 10 năm qua.

Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào thời tiết mùa hè, bởi bất kỳ đợt nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán nào cũng có thể thúc đẩy tiêu dùng. Theo ông Talon Custer, vào đầu quý III, các nhà nhập khẩu sẽ bắt đầu chuẩn bị cho mùa đông, làm gia tăng sự cạnh tranh đối với các lô hàng LNG.

Thế nhưng hiện tại, tình trạng dư thừa đang lan rộng. Tại Tây Ban Nha, nơi có nhiều kho cảng LNG nhất ở khu vực châu Âu, các kho dự trữ khí đốt đã đầy 85%. Điều này đồng nghĩa rằng, thị trường của quốc gia này có thể sẽ nhanh chóng chuyển sang trạng thái dư thừa, và gây áp lực lên giá giao ngay, Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets nhận định.

Trong khi đó, xuất khẩu LNG toàn cầu đã tăng trở lại trong tháng 3 năm nay, lên mức cao nhất mọi thời đại, một phần nhờ vào sự phục hồi trong sản xuất tại Mỹ. Nguồn cung bổ sung đang góp phần làm giảm giá khí đốt, khi các thương nhân phải vật lộn để tìm điểm đến cho các lô hàng.

Ngoài ra, xuất khẩu khí đốt của Vương quốc Anh sang lục địa châu Âu cũng đang tăng mạnh, do quốc gia này thiếu các kho chứa lớn, và dòng chảy LNG đang tiếp tục với tốc độ kỷ lục.

Tại khu vực châu Á, Trung Quốc đã chứng kiến mức tái xuất khẩu LNG kỷ lục, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm sau khi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ. Bên cạnh đó, Nhật Bản, một nhà nhập khẩu lớn đối với LNG, cũng đang đề nghị bán các lô hàng nhằm ngăn chặn tình trạng thừa cung trong nước.

Theo Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, trong năm 2023, cán cân khí đốt của khu vực châu Âu sẽ trở nên mong manh hơn nhiều so với năm ngoái; đồng thời nhấn mạnh: “Bất kỳ sự gián đoạn nhỏ nào trong nguồn cung cũng đều có thể dẫn đến những tác động lớn”.