Trả lời:Tại Công điện 600/CĐ-BCĐ,Đicaacutechlytậptrungcoacutephảiđoacutengbảohiểmxatildehộkqbd strasbourg ngày 5-5-2021 của Bộ Y tế, thời gian cách ly tập trung đã chính thức tăng từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung, kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS-CoV-2.
Theo quy định tại khoản 4, Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14-4-2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.
Thực tế, người lao động nghỉ việc đi cách ly tập trung sẽ có 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1:Nghỉ việc 21 ngày làm việc trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
- Trường hợp 2:Nghỉ việc và không hưởng lương 21 ngày làm việc trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH đối với người lao động.
Theo hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm Quyết định số 878/QĐ-BYT, ngày 12-3-2020, những đối tượng phải cách ly tập trung để để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng bao gồm:
- Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 (theo thông tin của Bộ Y tế);
- Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc Covid-19. Cụ thể, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 2008/QĐ-BYT, ngày 26-4-2021.
- Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.