Doanh nghiệp tiếp tục được cơ cấu lại và giữ nguyên thời hạn trả nợ Cục Thuế Hà Nội: Nắm bắt kịp thời “sức khỏe” của doanh nghiệp trong công tác quản lý thu Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt |
Nghị định 46/2018/NĐ-CP bao quát chưa hết các loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. Ảnh: ST |
Theo Bộ Tài chính, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 46/2018/NĐ-CP bao quát chưa hết các loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý hoặc chưa làm rõ chế độ quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tại Hà Nội, Sài Gòn - Suối Tiên tại TPHCM).
Bên cạnh đó, việc giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho đối tượng quản lý phát sinh bất cập. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia vẫn chưa giao được cho đối tượng quản lý theo quy định. Nguyên nhân xuất phát từ tính chất đặc thù tài sản kết cấu hạ tầng nói chung, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia nói riêng với giá trị đầu tư lớn, khó thu hồi vốn, quản lý vận hành mang tính chất chuyên ngành. Thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cho đối tượng quản lý còn chồng chéo và chưa rõ; việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chưa phản ánh hết tính chất đặc thù của từng loại tài sản và chưa tính đến đối tượng giao gắn với hình thức giao quản lý nên các hình thức thức khai thác tài sản (cụ thể đối với hình thức trực tiếp tổ chức khai thác) chưa phát huy tác dụng trong thực tế…
Tại Dự thảo, phương án giao quản lý tài sản được Bộ Tài chính đề xuất như sau: toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đô thị được giao cho doanh nghiệp (DN) quản lý tài sản đường sắt quốc đô thị gia theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại DN. Sau khi giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia/đô thị cho DN, căn cứ nhu cầu và khả năng quản lý, khai thác tài sản, DN xây dựng phương án đầu tư, bổ sung vốn điều lệ tại DN bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia/đô thị. Phương án đầu tư, bổ sung vốn điều lệ phải xác định cụ thể danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đô thị giao cho DN quản lý tài sản đường sắt quốc gia đô thị theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào DN (tính thành phần vốn nhà nước tại DN). Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, bổ sung vốn điều lệ tại DN quản lý tài sản đường sắt quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN.
Về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ Tài chính cho biết, Dự thảo cơ bản kế thừa quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2018/NĐ-CP, đồng thời bổ sung việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp DN quản lý tài sản dường sắt trực tiếp tổ chức khai thác tài sản.
Cụ thể, số tiền thu được từ phí, lệ phí được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan. Số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ, DN quản lý tài sản đường sắt phải hạch toán toàn bộ vào doanh thu của DN, được sử dụng 80% để chi trả các chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác tài sản, trả nợ vốn vay, vốn huy động liên quan đến khai thác tài sản (nếu có) để đầu tư, nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật; phần còn lại (20%) nộp vào NSNN. Việc quản lý, sử dụng số tiền DN quản lý tài sản đường sắt được sử dụng (80%) thực hiện theo cơ chế tài chính của DN quản lý tài sản đường sắt.