Xuất khẩu phân bón: Cần linh hoạt,ấtkhẩuphânbónthánggiảmkimngạchsovớicùngkỳkết quả vô địch quốc gia brazil ưu tiên nhu cầu trong nước trước Xuất khẩu phân bón chính thức “chạm tay” tới con số 1 tỷ USD Áp thuế xuất khẩu 5% với phân bón DAP: Doanh nghiệp “gánh” hai lần thuế!? |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2023 cả nước xuất khẩu 127.233 tấn phân bón các loại, tương đương trên 63,91 triệu USD, giá trung bình 502,2 USD/tấn, giảm 3,8% về khối lượng, giảm 1,7% về kim ngạch nhưng tăng 2,1% về giá so với tháng 12/2022. So với tháng 1/2022 cũng giảm mạnh 43,7% về lượng, giảm 62,8% kim ngạch, giảm 33,8% giá.
Xuất khẩu phân bón tháng 1/2023 giảm 62,8% kim ngạch so với cùng kỳ |
Thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam vẫn là sang Campuchia. Trong tháng 1, xuất khẩu phân bón sang Campuchia đã chiếm 26,1% trong tổng khối lượng và chiếm 25,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 33.258 tấn, tương đương 16,43 triệu USD, giá trung bình 494 USD/tấn. Con số này giảm 25,2% về lượng, giảm 28,2% kim ngạch và giảm 4% về giá so với tháng 12/2022. So với tháng 1/2022 cũng giảm 6,5%% về khối lượng, giảm 4,2% về kim ngạch, nhưng tăng 2,4% về giá.
Đại diện Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền – một trong những đơn vị xuất khẩu phân bón lớn sang thị trường Campuchia cho biết, trong tháng 1/2023, Bình Điền xuất khẩu khoảng 3.000 tấn phân bón NPK sang thị trường này. Con số này cũng tương đương tháng 1/2023 do đây cũng là thời kỳ thấp điểm của thị trường phân bón Campuchia. Giá xuất khẩu cũng giảm do giá phân bón đang hạ trên toàn cầu. Hiện sức mua của thị trường Campuchia cũng đang yếu đi và các doanh nghiệp xuất khẩu phân bón của Việt Nam sang thị trường này chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước trong khu vực.
Đứng thứ hai là thị trường Philippines đạt 2.880 tấn, tương đương 2,09 triệu USD, giá trung bình 727 USD/tấn, giảm mạnh 56% về lượng, giảm 58,2% kim ngạch và giảm 4,8% về giá, chiếm trên 2,3% trong tổng khối lượng và chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Thứ ba là thị trường Malaysia với con số 6.081 tấn, tương đương 1,74 triệu USD, giá trung bình 286,7 USD/tấn, tăng 19,5% về lượng và tăng 5,3% kim ngạch, nhưng giá giảm 11,9%, chiếm 4,8% trong tổng khối lượng và chiếm 2,7% trong tổng kim ngạch.
Thứ tư là thị trường Hàn Quốc đạt 4.352 tấn, tương đương 1,65 triệu USD, giá trung bình 378,6 USD/tấn, tăng mạnh 123,9% về lượng, tăng 61% kim ngạch, nhưng giá giảm 28%, chiếm 3,4% trong tổng khối lượng và chiếm 2,6% trong tổng kim ngạch.
Bảng số liệu xuất khẩu phân bón tháng 1/2023 |