Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều ở các nhóm ngành nghề như: Nhân viên kinh doanh - Bán hàng,ầnnhiềunhânlựccótrìnhđộket qua atletico madrid Dịch vụ - Phục vụ, Dệt may - Giày da, Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng, Công nghệ thông tin, Kinh doanh tài sản - Bất động sản, Cơ khí - Tự động hóa…
Theo cơ cấu trình độ, xu hướng nhu cầu nhân lực có trình độ Đại học trở lên chiếm 30,11%, Cao đẳng chiếm 15,72%, Trung cấp chiếm 19,76%, Sơ cấp nghề và CNKT lành nghề chiếm 20,11%, Lao động chưa qua đào tạo chiếm 30,11%.
Đặc biệt, theo bà Trần Thị Anh Đào, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM ổn định và phát triển, tập trung tăng trưởng kinh tế và đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng số lượng đăng ký thành lập mới, mở rộng quy mô sản xuất.
Theo đó, thị trường lao động thành phố phát triển ổn định với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh, cùng với sự phát triển của thành phố về lĩnh vực công nghệ và khoa học kỹ thuật, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn công nghệ thông tin và có kinh nghiệm làm việc ở môi trường quốc tế là một lợi thế được các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng.
Dự kiến trong giai đoạn 2018-2025, trung bình mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 300.000 việc làm, 78% trong số vị trí việc làm đó có đặt ra yêu cầu là người lao động đã qua đào tạo tay nghề, chuyên môn.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho 130.275 lượt lao động và tạo ra 70.916 chỗ việc làm mới cho người lao động.