【kq bd nhat ban】Soi kèo góc Monaco vs Benfica, 3h00 ngày 28/11
Ngày 24/10,úcđẩychuyểnđổisốtronggiảngdạymônkhoahọccơbảkq bd nhat ban Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học “Nội dung và chương trình giảng dạy các môn khoa học Cơ bản khối các trường kinh tế trong điều kiện tự chủ đại học”.
Nhận diện thách thức
PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”, trong đó chủ trương thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học để phù hợp với xu thế chung của thế giới và tìm ra giải pháp đào tạo lại lực lượng lao động chuyển đổi nghề nghiệp để đáp ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Việt. |
Có thể nói, đổi mới giáo dục đại học đang diễn ra nhanh chóng, có nhiều tác động tích cực đối với các môn khoa học cơ bản nhưng cũng có nhiều thay đổi lớn, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
GS.TS Chúc Anh Tú cho hay, toán học ngày càng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong giảng dạy, nghiên cứu đến các chính sách kinh tế. Vì thế các mô hình kinh tế toán và kinh tế lượng được các viện nghiên cứu và các cơ quan Chính phủ sử dụng rộng rãi và thường xuyên. Vai trò quan trọng của toán học trong kinh tế thể hiện sự ứng dụng các mô hình tăng trưởng và phân tích, dự báo... |
Trong những năm qua, tập thể giảng viên khoa Cơ bản (Học viện Tài chính) đã nhận diện được thách thức, đó là: Toán và kinh tế lượng không còn nằm trong các môn bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì vậy phải làm sáng tỏ vai trò vị trí của môn học trong chuẩn đầu ra của các chương trình, các ngành chuyên môn.
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, cần xây dựng, mô tả và kiến trúc các môn khoa học cơ bản một cách logic, chặt chẽ có tính kế thừa, liên kết giữa các môn để đạt được hiệu quả nhất trong các thang bậc của chuẩn đầu ra và đặc biệt là đáp ứng nguồn nhân lực của môi trường số; thực tế kiến thức toán, kinh tế lượng đang được đòi hỏi cao hơn khi sinh viên ra trường, sinh viên tham gia vào các chương trình nghiên cứu sinh, cao học hoặc thi chứng chỉ nghề trong bối cảnh liên ngành và môi trường số thì làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu đa dạng và đa mục tiêu của người học.
Chiến lược nào cho phát triển nâng cao vị thế khoa học cho giảng viên các môn khoa học cơ bản trong khối các trường kinh tế hay trong cộng đồng khoa học chuyên môn; lựa chọn hình thức tổ chức nào cho định hướng thời gian tới khi phát triển xây dựng khoa chuyên ngành...
GS.TS Hồ Tú Bảo - Giám đốc Phòng Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt. |
Bên cạnh đó, các hoạt động thể thao thể chất phải hướng đến phát triển thể lực, kỹ năng mềm... để hướng đến đào tạo con người phát triển toàn diện, nhất là trong bối cảnh tuyển sinh những sinh viên có thành tích cao về thể thao...
Khoa học cơ bản có vai trò hết sức quan trọng với các trường kinh tế
Tham luận tại hội thảo, GS.TS Hồ Tú Bảo - Giám đốc Phòng Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán nhấn mạnh, khoa học cơ bản ngày càng có vai trò hết sức quan trọng với các trường thuộc khối ngành kinh tế trong thời chuyển đổi số.
Với những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, đặc biệt là thay đổi của môi trường truyền thống thành môi trường thực-số, thường được gọi tắt là môi trường số, dẫn đến quá trình chuyển đổi số và ảnh hưởng đến đào tạo trong khối ngành kinh tế.
GS.TS Hồ Tú Bảo lý giải, tại sao làm kinh tế trên môi trường thực-số càng cần đến khoa học cơ bản, đặc biệt là toán học và tin học. Trong đó, phần quan trọng nhất, việc dạy toán thế nào ở trường đại học khối kinh tế, từ xây dựng chương trình đến cách dạy toán thời chuyển đổi số cho sinh viên kinh tế. Động lực thay đổi của việc dạy toán ở khối ngành kinh tế là làm sao để người làm kinh tế dùng được toán cho kinh tế số trên môi trường thực-số.
GS.TS Chúc Anh Tú - Trưởng ban Khảo thí và Quản lý chất lượng (Học viện Tài chính) tham luận. |
Còn theo GS.TS Chúc Anh Tú - Trưởng ban Khảo thí và Quản lý chất lượng (Học viện Tài chính), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy toán, kinh tế lượng nói riêng theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ thì cần phải ứng dụng CNTT.
Cụ thể, về điều kiện dạy và học trực tuyến: có thể nói đây là công việc chung của các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, bao gồm hệ thống mạng, thiết bị theo góc độ các giảng viên nói cũng phải tự trang bị những thiết bị, mạng phù hợp với điều kiện dạy và học.
Về hình thành kho dữ liệu trực tuyến quốc gia: trước hết phải bắt đầu là kho dữ liệu ở từng môn học, thể hiện ở nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, bài tập tình huống. Thực tế, trong điều kiện hiện nay số hóa, lưu giữ, cung cấp các tài liệu là phù hợp với môi trường và thời đại. Thay bằng việc in, phát hành thì sẽ thu phí đối với người sử dụng thông qua việc cung cấp tài khoản và pass khi đã thu được đầy đủ phí sử dụng theo giai đoạn.
Về tăng cường hình thức đào tạo trực tuyến/E learning: tỷ lệ % được phép giảng dạy trực tuyến bắt buộc phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng các cơ sở giáo dục cần tính toán và vận dụng phù hợp. Tuy nhiên, các bộ môn cần phải xây dựng các bài giảng online thông qua các clip ghi hình, ghi tiếng nhằm hỗ trợ người học tự học, ôn tập cũng như phát triển nhằm phục vụ cộng đồng.
Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung thảo luận về tổng quan tình hình chuyển đổi số trong giáo dục trên thế giới và Việt Nam; xem xét thực trạng triển khai chuyển đổi số trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các nhà trường, trong đó là các trường khối ngành kinh tế; góc nhìn của giảng viên khi thực hiện chuyển đổi số; vai trò của giảng viên trong chuyển đổi số… |