Tham gia báo cáo thuyết trình đề tài có 3 đơn vị: Trường đại học Việt - Đức,ểnchọnnghiecircncứuứngdụngthựcvậtthủysinhđểxửlyacutenướcthảkết quả bóng đá nữ bồ đào nha tỉnh Bình Dương; Trung tâm Nghiên cứu - Dịch vụ công nghệ và môi trường, TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, chi nhánh phía Nam.
Đại diện nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga báo cáo thuyết trình tại cuộc họp
Các nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để chứng minh tính hiệu quả của quá trình xử lý nước thải trong chăn nuôi. Các khả năng xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Bình Phước. Cả 3 nhóm nghiên cứu đều có kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu khoa học.
Các nhà phản biện và thành viên hội đồng đã phân tích, đánh giá những ưu, khuyết điểm từng giải pháp mà các nhóm nghiên cứu đưa ra. Theo đó, giải pháp của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga có nhiều ưu điểm hơn so với các nhóm khác. Sản phẩm sau nghiên cứu không chỉ đáp ứng yêu cầu về việc xử lý nước thải sau biogas trong chăn nuôi đạt tiêu chuẩn cho phép mà còn tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh rất hữu ích cho cây trồng. Bằng giải pháp tách nguồn phân và nước trước khi đưa vào hệ thống xử lý biogas, nhóm tác giả đã chứng minh được các sản phẩm sau khi nghiên cứu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời dễ ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi. Năng lực, trình độ cán bộ và cơ sở vật chất của nhóm nghiên cứu này đều có khả năng hoàn thành tốt mục tiêu đề tài đề ra.
Sau khi phân tích những ưu, khuyết điểm của từng đề tài, các thành viên hội đồng khoa học đã bỏ phiếu tính điểm cho các nhóm nghiên cứu. Kết quả, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga có số điểm cao nhất (90,71 điểm) giành quyền triển khai thực hiện đề tài theo nội dung đơn đặt hàng của Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh.
Đông Kiểm