Còn nhiều điều kì vọng vào thị trường chứng khoán năm 2020 | |
Kỳ vọng thoái vốn và cổ phần hóa sôi động hơn trong năm tới | |
4 triệu tỷ đồng đăng ký bổ sung vào nền kinh tế |
Nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn. Ảnh: Internet |
Một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới vừa công bố báo cáo nghiên cứu về “Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản”. Báo cáo thực hiện trên dữ liệu tài chính trong bốn năm gần nhất của 509 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất từ 15 nhóm ngành hiện đang niêm yết trên hai sàn giao dịch TP HCM và Hà Nội.
TheơntỷUSDtồnđọngtrongvốnlưuđộngcủadoanhnghiệptạiViệthứ hạng của birmingham city f.c.o PwC, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn năm tài chính 2017-2018 ở mức hai con số, đạt 15%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận chưa tăng trưởng ở mức tương ứng do kém hiệu quả trong việc quản lý chi phí.
Kết quả là, tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) của các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu tiếp tục xu hướng suy giảm, riêng trong năm 2018 đã giảm 6,7%.
Báo cáo phân tích, việc tối ưu hóa quản lý vốn lưu động giúp ích trong việc nâng cao thanh khoản. Trong những năm gần đây, tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn ngày càng phổ biến, trong khi lượng tiền mặt bị tồn đọng trong vốn lưu động ngày một gia tăng.
PwC cho hay, trong năm tài chính 2018, các doanh nghiệp có cơ hội giải phóng tiền mặt lên đến 11,3 tỷ USD, khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn thay vì nỗ lực giải phóng tiền mặt từ hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo của PwC chỉ ra rằng, số ngày C2C (chu kỳ tiền mặt) năm tài chính 2018 đạt 67 ngày, tăng 2 ngày so với 2017, chủ yếu là do sự sụt giảm của chu kỳ khoản phải trả người bán của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (với tăng trưởng doanh thu bốn năm gần nhất cao hơn mức trung vị trong bốn năm gần nhất) gia tăng việc sử dụng nợ vay ngắn hạn, với tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) nợ vay ngắn hạn bốn năm gần nhất ở mức 13,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khả năng hoạt động bền vững của doanh nghiệp.
So sánh với các nước, PwC cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có C2C cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia.
Đáng chú ý, mức chênh lệch gần như tương phản giữa chỉ số tăng doanh thu (15%) và biên lợi nhuận (3%) ở các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nổi cộm lên gánh nặng về chi phí vận hành.