【bongdaso tin tức】Soi kèo góc Trung Quốc vs Nhật Bản, 19h00 ngày 19/11: Đội khách áp đảo
Doanh nghiệp khó tiếp cận dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng Việt Nam sẵn sàng đón làn sóng đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh Chủ động,ệtNamsẽmấtnhiềucơhộikhichuỗisảnxuấtchưahoànthiệbongdaso tin tức "3 cùng" để không bỏ lỡ những dự án tỷ đô |
Việt Nam “ngược dòng ngoạn mục” trong thu hút đầu tư
Trong bức tranh kinh tế qúy I/2024, dòng vốn FDI tiếp tục là điểm sáng nổi bật. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong gần 3 tháng đầu năm, có 644 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới FDI lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,04 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Năm 2023, vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh, đạt 23,5 tỷ USD. Các khu công nghiệp - khu kinh tế tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với 27,7 tỷ USD vốn FDI thu hút được trong năm 2023. Nhiều địa phương đã chú trọng chuyển khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái. |
Bên cạnh đó, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam quý I/2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất của quý I các năm từ 2020 đến nay.
Kết quả này là sự tiếp nối xu hướng của năm 2023, khi mà Việt Nam dường như đã có một cú “ngược dòng” ngoạn mục về thu hút FDI khi ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nhiều quốc gia và khu vực đang chứng kiến sự sụt giảm về dòng vốn FDI do những yếu tố bất định địa chính trị cũng như sự thay đổi cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng mới
Trao đổi tại Hội nghị - Chuỗi Sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) mới đây, ông Lê Anh Dũng - Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Bất động sản công nghiệp và cho thuê A+ (đơn vị tổ chức hội nghị) cho biết, có nhiều lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn công nghệ trên thế giới chọn Việt Nam.
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại Hội nghị - Chuỗi Sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) |
Trước hết đó là vị trí địa lý chiến lược. Việt Nam nằm ở điểm đến chiến lược cho sản xuất và Trung Quốc +1, nằm dọc theo các tuyến đường vận chuyển giáp với Nam Trung Quốc và tập trung dọc theo Đông Á. Nền kinh tế Việt Nam năng động, tăng trưởng mạnh mẽ với GDP hàng năm thuộc top cao trên toàn cầu.
Cùng với đó, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, đông đảo, thị trường tiêu dùng phát triển mạnh mẽ với dân số vượt mốc 100 triệu người, tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng và khu vực dịch vụ, thương mại điện tử đang phát triển vượt trên 40% GDP hàng năm.
Đặc biệt, Việt Nam tích cực hội nhập với chính sách cởi mở, năng động khi đã ký kết hầu hết các công ước, nghị định thư và thỏa thuận bảo vệ sở hữu trí tuệ lớn trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 18 FTA, mang lại lợi thế thương mại thông qua các nước trong khu vực APAC, ASEAN, châu Âu, châu Mỹ.
Những lợi thế này đã góp phần thu hút hàng loạt dự án sản xuất thông minh của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan đến Việt Nam thời gian qua. Nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong ngành sản xuất linh kiện điện tử và bán dẫn cũng đang xem xét đầu tư để đón đầu cơ hội hợp tác với các “đại bàng” công nghệ nguồn như NIVIDA của Mỹ, ASML của Hà Lan, Amkor, Seojin của Hàn Quốc…
Theo ông Lương Dương Hồng (Liang Yang Hong) - Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm thương mại quốc tế điện tử Trung Việt Trung, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đã khiến làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của các tập đoàn lớn đang ồ ạt hơn, theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi sản xuất của các tập đoàn đó cũng chuyển theo.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhà máy sản xuất ở Trung Quốc vì thận trọng hơn với chuỗi cung ứng đã tìm kiếm nguồn cung khác ngoài Trung Quốc. Trong làn sóng đó, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn.
Để đón làn sóng đầu tư mới, ông Liang Yang Hong cho hay, công ty của ông đã đầu tư một cụm nhà xưởng công nghiệp ở Bắc Ninh (Việt Nam) và đã sớm được lấp đầy. Đồng thời, công ty đã xây dựng tòa nhà trung tâm thương mại tại thành phố Bắc Ninh - Việt Nam, nơi sẽ là trung tâm văn phòng cho các doanh nghiệp điện tử và cũng là nơi trưng bày - mua bán các sản phẩm, linh kiện điện tử, dự kiến khai trương trong 2 tháng tới.
Tuy nhiên, để nắm bắt hiệu quả cơ hội này, tạo điểm nhấn kích hoạt “làn sóng FDI lần thứ 4”, thì Việt Nam cũng cần phải có những chính sách phù hợp, kịp thời cho phát triển chuỗi cung ứng.
Chi phí sản xuất công nhiệp cao làm mất nhiều cơ hội
Ông Trương Thiệu Cường - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại thiết bị hiển thị Tomko (Trung Quốc), đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, chuỗi sản xuất của Việt Nam chưa hoàn thiện, ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam.
“Ví dụ tai nghe Apple thì ở Trung Quốc có từ thiết kết, nguyên vật liệu, khuôn và sản xuất… đã có một chuỗi như thế nên từ khi có ý tưởng ban đầu đến khi ra sản phẩm rất nhanh, chớp được cơ hội thị trường, đẩy nhanh tiến độ đưa sản phẩm đưa ra thị trường nên giá trị của sản phẩm lớn hơn” - ông Trương Thiệu Cường nêu ví dụ.
Hội nghị - Chuỗi Sản xuất Thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) diễn ra ngày 26/3 thu hút hơn 500 đại diện doanh nghiệp tham gia. |
Do Việt Nam chưa có được một chuỗi hoàn thiện như vậy, nên sản phẩm đưa ra thị trường chậm hơn rất nhiều. Giám đốc Tomko nhận xét, Việt Nam có nhiều lợi thế, đất rộng, dân số đông, có nhiều cơ hội thu hút dòng sản xuất thông minh, tài nguyên nhiều, chi phí đi du lịch rẻ, nhưng chi phí sản xuất hàng hóa công nghiệp thì lại lớn.
Bên cạnh đó, dù nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhưng nhân lực lại là vấn đề. "Việc bồi dưỡng nhân tài chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Tomko rất khó khăn tìm được đủ nguồn nhân lực có đào tạo, điều này cũng ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng" - ông Trương Thiệu Cường cho hay.
Để hoàn thiện chuỗi sản xuất ở Việt Nam, nắm bắt cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng trên thế giới, nhiều doanh nghiệp tại Diễn đàn cho rằng, cần có chính sách để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào cùng hoàn thiện chuỗi cung ứng. Cùng với đó chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.
Từ phía doanh nghiệp trong nước, ông Lưu Văn Đại - giám đốc công ty Cổ phần Metal Heat Việt Nam đề xuất có chính sách hỗ trợ về vốn kịp thời cho doanh nghiệp. “Tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới không phải chuyện khó của doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề đau đầu nhất mà hầu hết doanh nghiệp cơ khí Việt Nam mắc phải là nhu cầu về vốn” - ông Đại cho biết.
Để đầu tư công nghệ mới cần rất nhiều tiền, một doanh nghiệp nhỏ thì rất khó để đủ tiềm lực tài chính đầu tư những công nghệ này. Đánh giá cao những chính sách của Chính phủ về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, song ông Lưu Văn Đại cho hay việc tiếp cận nguồn vốn vẫn rất khó, vẫn còn những rào cản.
Ông Châu Hoành - đại diện Công ty TNHH Tư vấn DH Việt Nam đánh giá, việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi nếu chuỗi sản xuất đã hoàn thiện, nhà đầu tư đến Việt Nam họ sẽ sử dụng linh phụ kiện của các doanh nghiệp trong nước sản xuất, còn nếu chuỗi sản xuất chưa hoàn thiện, họ sẽ phải nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ nước ngoài, không chỉ gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp mà còn không kích thích được sản xuất trong nước phát triển. |