【số liệu thống kê về a.c. monza gặp as roma】Nhận định, soi kèo Slask Wroclaw vs Piast Gliwice, 21h00 ngày 3/12: Đối thủ khó chịu
Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, ngành cá ngừ lại đối mặt với mối lo làn sóng Covid-19 diễn ra lần 2. Điều này đã tác động mạnh đến thị trường cá ngừ thế giới chung và xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam nói riêng.
Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019, đạt gần 293 triệu USD.
Xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ tươi sống, đông lạnh và chế biến khác tiếp tục giảm.
Tính đến hết tháng 6, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang hầu hết các thị trường nhập khẩu chính đều giảm so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ ASEAN và Ai Cập.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục giảm trong tháng 6. Tính tổng 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 127 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ chế biến đóng hộp tăng cao, nên Mỹ đang tăng nhập khẩu nhóm sản phẩm này từ Việt Nam, tăng gần 10% so với nửa đầu năm 2019.
Sự bùng phát ngày càng mạnh của dịch bệnh đang khiến các nhà xuất khẩu cá ngừ lo ngại về khả năng hồi phục của thị trường này
Đối với thị trường các nước EU, nhập khẩu cá ngừ của EU từ Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức thấp. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt gần 57 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam của các nước trong khối thị trường này biến động khó lường. Nếu như tháng 5, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hà Lan giảm, xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 6 đã đổi chiều. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Đức vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, cũng như Mỹ, mặc dù hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào đầu tháng sau, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thể mong đợi sự hồi phục xuất khẩu sang khối thị trường này.
Điểm sáng xuất khẩu cá ngừ là thị trường ASEAN, bởi vì trong tháng 6, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang ASEAN đảo chiều gây bất ngờ, tăng tới gần 73%, nâng tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm lên gần 21 triệu USD.
Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu các nhóm mặt hàng khác của Việt Nam giảm, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang ASEAN tăng đột biến, tăng 1.265% so với cùng kỳ. Có thể thấy, đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh tại hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các nước ASEAN.
Cùng với thị trường ASEAN, xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập cũng được coi là điểm sáng với sự tăng trưởng liên tục ở mức cao. Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Ai Cập tăng hơn 74% so với cùng kỳ năm 2019, đạt gần 8 triệu USD. Ai Cập hiện đang nhập khẩu nhiều cá ngừ chế biến và đóng hộp của Việt Nam, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp.
Tuy nhiên, với kết quả này, có thể thấy bức tranh chung của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam chưa thực sự sáng sủa do đại dịch Covid-19.