Anh Vàng A Hồ (sinh năm 1995,ìnhảnhđẹpấntượngcủacâyphongbaLảoThẩntrướcngàybịđốnhạnhận định bóng đá la liga Lào Cai) là người bản địa, sinh ra và lớn lên ngay chân đỉnh núi Lảo Thẩn. 5 năm qua, công việc chính của anh A Hồ là dẫn đoàn leo núi Lảo Thẩn, chinh phục những địa điểm đẹp, ấn tượng nơi đây, trong đó có vị trí cây phong ba lâu năm.
“Mình buồn, tiếc nuối, cảm xúc không thể diễn tả. Với những người làm nghề porter - dẫn đoàn leo núi như mình, cây phong ba Lảo Thẩn gắn bó nhiều năm như một người bạn, một thứ quý giá”, anh Hồ xúc động chia sẻ.
Anh A Hồ từng có những bộ hình ấn tượng tại vị trí cây phong ba này (Ảnh: Lương Thanh Chương)
Tháng 12/2020, anh A Hồ "vào vai" một kiếm khách lãng du tới biển mây trên đỉnh Lảo Thẩn, dừng bước nghỉ dưới gốc cây phong ba (Ảnh: Lương Thanh Chương)
Bộ ảnh được chia sẻ rộng rãi trên các cộng đồng phượt, du lịch (Ảnh: Lương Thanh Chương)
Khi lên núi, chứng kiến cây phong ba dáng cong, vươn mình về phía mặt trời, nay chỉ còn là cái gốc trơ trụi, anh không thể tin vào mắt mình.
Anh Hồ cho biết, đúng là cây phong bà này rất nổi tiếng với giới du lịch nhưng với người dân địa phương thì nó cũng chỉ là một cây gỗ bình thường. Họ chưa thực sự hiểu hết giá trị du lịch của địa điểm này.
“Mình rất tiếc, giá như mọi người hiểu hơn về giá trị của nó thì đã không đốn hạ. Mình hy vọng chính quyền địa phương sớm có những biện pháp tuyên truyền cho người dân, để mọi người không còn đốn cây rừng, phá hoại cảnh quan thiên nhiên”, anh Hồ chia sẻ.
Lù Thị Gôn (1997, Lai Châu) cũng là một người dẫn đoàn leo núi và Lảo Thẩn là đỉnh núi cô đưa khách tới thăm trong 5 năm qua.
"Lúc nhìn thấy cây phong ba chỉ còn gốc mình bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin nổi. Mình đau xót, không dám tin đây là sự thật, chỉ biết ngồi bên gốc cây và khóc. Với du khách, cây phong ba có thể chỉ là cảnh đẹp nhưng với người làm nghề, người con núi rừng như mình thì cây như một người bạn tốt, thiêng liêng", cô tâm sự.
Hình ảnh của Gôn bên "người bạn" thân thiết trước khi bị đốn hạ (Ảnh:NVCC)
Anh Nguyễn Anh Chiêm, 40 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) đã có 2 lần chinh phục đỉnh núi Lảo Thẩn (Bát Xát, Lào Cai). Từng tới nhiều địa điểm thiên nhiên hoang dã ấn tượng của Việt Nam như Sơn Đòong, hang Tiên, núi Nhìu Cồ San, Tả Liên Sơn… nhưng anh Chiêm vẫn dành tình cảm đặc biệt cho Lảo Thẩn - "nóc nhà Y Tý".
Trong chuyến đi hồi tháng 10/2021 vừa qua, anh đã quyết tâm tới chiêm ngưỡng, ghi lại hình ảnh hoàng hôn ở vị trí cây phong ba nổi tiếng. "Nếu nhìn theo chiều xuôi, cây uốn cong, hướng ra biển mây mênh mông. Nếu nhìn theo chiều ngược lại, cây như một bàn tay ôm trọn biển mây", anh Chiêm nói.
Ba ngày nay, khi hay tin cây phong ba bị đốn hạ, anh Chiêm tiếc nuối, thất vọng. Với anh, cây phong ba là một trong những điểm ấn tượng của Lảo Thẩn.
Khung cảnh chiều hoàng hôn đẹp như một bức tranh (Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
(Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Xem hình ảnh huyền ảo như tiên cảnh do anh Chiêm ghi lại, người mê du lịch càng tiếc nuối khi cây phong ba bị đốn hạ (Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Đại diện phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bát Xát xác nhận: cây phong ba trên đỉnh núi Lảo Thẩn đã bị cưa gần sát gốc vào ngày 21/11. Vị đại diện này cũng cho biết, cây đã tồn tại lâu năm. Dù trải qua nhiều diễn biến thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng, cây vẫn có sức sống mãnh liệt.
Theo điều tra ban đầu, người chặt cây là người dân địa phương. Cây bị đốn hạ bằng cưa xăng, chỉ còn phần gốc cao khoảng 70cm.
Tổ công tác liên ngành bao gồm cơ quan Kiểm lâm khu BTTN Bát Xát, Kiểm lâm huyện Bát Xát, Ban Quản lý rừng phòng hộ, UBND xã Trịnh Tường, Y Tý Tổ đã kiểm tra thực địa sau khi điều tra sơ bộ xác định có 3 cá nhân có liên quan tới vụ việc này.
Linh Trang