Ảnh minh họa |
Theệpcầnchủđộngthamgiathịtrườudinese đấu với monzao ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia nghiên cứu Tổ chức Fores Trend - sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi vào các thị trường Mỹ, EU, Úc đều có những rủi ro chung liên quan đến tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu; rủi ro về quản lý và sử dụng lao động; thiếu thông tin về các quy định của thị trường…
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, các doanh nghiệp ngành gỗ đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với không ít rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường này. Ông Phúc cho biết năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3.000 m3 gỗ xẻ là gỗ căm xe, tương đương khoảng 2 triệu USD. Tuy nhiên, gỗ căm xe là gỗ được nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia và Lào và được khai thác từ rừng chuyển đổi (sang cây công nghiệp) hoặc từ các dự án cơ sở hạ tầng như thủy điện, làm đường. Quá trình xin phép và thực hiện các dự án này thường liên quan đến quyền cộng đồng, các khoản thuế, phí và lệ phí. Những vấn đề này làm cho tính pháp lý của gỗ căm xe nhập khẩu vào Việt Nam có rất nhiều tranh cãi. Trong khí đó, Đạo luật Lacey của Chính phủ Mỹ quy định, hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ được khai thác, vận chuyển hoặc thương mại trái phép tại quốc gia xuất khẩu và tại Mỹ được coi là hoạt động phạm pháp tại quốc gia này. Bên cạnh đó, số liệu điều tra cho thấy số lượng lao động ngoài độ tuổi chiếm gần 40%. Đối với các doanh nghiệp (DN) trực tiếp xuất khẩu sang Mỹ, vi phạm các quy định của Bộ Luật Lao động của Việt Nam đồng nghĩa với vi phạm Đạo luật Lacey.
Đối với thị trường EU, đây là thị trường quan trọng thứ tư của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc). Các rủi ro chính trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU như: Một số sản phẩm xuất khẩu chưa được kê khai tên gỗ, hay khung pháp lý của Việt Nam đặc biệt đối với gỗ cao su có nguồn gốc từ các khu vực rừng tự nhiên chuyển đổi chưa rõ ràng…. Rủi ro cũng có thể hình thành khi DN tham gia nhiều thị trường cùng một lúc, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường có những quy định khác nhau về tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu và DN không có hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm phân loại gỗ nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm phục vụ các thị trường khác nhau.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, về mặt chủ quan, hầu hết các DN chế biến gỗ có quy mô nhỏ về vốn và lao động, công nghệ chế biến chưa phát triển đặc biệt là các DN tư nhân. Lợi nhuận của ngành vẫn chủ yếu dựa trên việc sử dụng nhân công giá rẻ và nguyên liệu thô. Chất lượng hội nhập của ngành chế biến gỗ vẫn còn những hạn chế, điều này liên quan trực tiếp đến các rủi ro cho các DN hiện đang tham gia thị trường.“Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam lên tới gần 7 tỷ USD năm 2015 nhưng chưa có một sản phẩm nào có nhãn hiệu Made in Vietnam dán trên sản phẩm”, ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nói.
Ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh, để giảm thiểu tiến tới loại bỏ các rủi ro này đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản cả về nhận thức lẫn hoạt động. Từ khía cạnh DN, chủ động tham gia thị trường là một trong những giải pháp để giảm thiểu rủi ro. Để làm được điều này, các DN cần chủ động tìm kiếm và tiếp cận thông tin, đặc biệt là các quy định liên quan đến các yêu cầu mới của thị trường.
Bên cạnh đó, các tổ chức đại diện cho DN như VCCI và các Hiệp hội gỗ có vai trò quan trọng cung cấp thông tin, định hướng thị trường, đưa ra các cảnh báo sớm về các rủi ro cho DN, giúp DN chủ động tham gia hội nhập. Chính phủ cũng cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, thông qua các hoạt động nâng cao tay nghề, tăng chất lượng lao động cập nhật thông tin và khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong chế biến và hệ thống quản lý hiện đại.