Kỳ vọng lớn nhất ở COP 26 là các nước có thể hiện thực hóa được khoản tiền 100 tỉ USD mỗi năm,ộinghịCOPvớimụctiuứngphvớibiếnđổikhhậtrận đấu montpellier hsc tài trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cảnh khô cạn tại hồ Penuelas ở Valparaiso, Chile. Ảnh: AFP
Sáu năm sau Thỏa thuận Paris, Hội nghị COP 26 sẽ diễn ra từ ngày 31-10 đến 12-11 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Đã trải qua 25 kỳ hội nghị, nhưng hội nghị năm nay thu hút một sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước thềm hội nghị, hai quốc gia Vùng Vịnh xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới: Shaudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đồng loạt tuyên bố mục tiêu đưa lượng khí phát thải ròng về bằng 0.
Vùng Vịnh là khu vực có lượng phát thải khí carbon trên đầu người cao nhất thế giới, vượt xa cả những nền kinh tế lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Vậy nhưng đến trước thềm COP 26, hai quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu tại Vùng Vịnh là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Shaudi Arabia đều đã lần lượt tuyên bố mục tiêu đưa lượng khí phát thải ròng về 0 vào các năm 2050 và 2060.
Những bước đi vào thời điểm mà thế giới được cho là không thể không thức tỉnh, theo báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất). COP 26 được xem là “cơ hội tốt cuối cùng” để thế giới có thể đảm bảo được mục tiêu đã được đề ra theo Thỏa thuận Paris, giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này chỉ tăng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Hiện nhiệt độ của thế giới đã tăng khoảng 1,2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đang ngày càng thức tỉnh về sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên. Nhiều tờ báo cho biết, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 1,5 độ, số lượng người sẽ phải thiệt mạng vì nắng nóng hay các bệnh nhiệt đới đã gia tăng đáng kể. Còn nếu để tăng 2oC, người ta sẽ phải chứng kiến nhiều dịch bệnh lan rộng tới những khu vực mà trước đây người ta chưa từng chứng kiến.
Các tính toán cho thấy, tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình ở Vùng Vịnh đang nhanh gấp đôi với mức của thế giới, nếu không có hành động kịp thời thì toàn bộ khu vực này, tới cuối thế kỷ sẽ trở thành một vùng đất chết, con người không thể sinh sống.
Kỳ vọng lớn nhất ở COP 26 sẽ là các nước có thể hiện thực hóa được khoản tài chính 100 tỉ USD mỗi năm, tài trợ cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong khi đó trang mạng Forbes Trung Đông nhìn nhận, COP 26 không chỉ là một sự kiện về khí hậu mà còn là một diễn đàn chính trị nhiều ý nghĩa
Hội nghị COP26 lại là cơ hội cuối cùng để thế giới hành động để giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu vì Nghị định thư Kyoto được gia hạn vừa hết hiệu lực vào năm 2020. Năm 2021 cũng là thời điểm các quốc gia tham gia công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc gửi bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định cuối cùng lên Ban Thư ký. Vì vậy, nếu tại COP 26, những con số cụ thể về lượng giảm khí thải toàn cầu của mỗi nước không được nêu ra và cam kết thực hiện, mục tiêu giảm 2oC vào cuối thế kỷ 21 này rất khó có thể đạt được.
Bốn mục tiêu được theo đuổi tại COP 26 là Bảo vệ mục tiêu phát thải toàn cầu bằng 0 bằng cách giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1,5oC vào giữa thế kỷ này; thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên; các nước phát triển phải thực hiện lời hứa huy động ít nhất 100 tỉ USD tài chính khí hậu mỗi năm; cùng nhau hoàn thiện các quy tắc chi tiết làm cho Thỏa thuận Paris để giải quyết khủng hoảng khí hậu thông qua sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự.
NGUYỄN TẤN tổng hợp