Ý kiến trên được đưa ra tại buổi nghiệm thu đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đổi mới chính sách và công cụ tài chính phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thị trường”,Đềxuấtthànhlậpquỹđầutưmạohiểmkhoahọcvàcôngnghệtrận almeria do PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính làm chủ nhiệm, diễn ra ngày 9/1, tại Cục Phát triển thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chính sách tài chính cho KH&CN còn nhiều bất cập
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, KH&CN ngày càng có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, chính sách và công cụ tài chính - là những nhân tố cốt lõi để thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển, còn nhiều bất cập.
Thể chế cho phát triển thị trường KH&CN thay đổi liên tục, gây khó khăn cho phát triển thị trường KH&CN nói chung. Trong khi đó, số lượng cung trong nước chưa nhiều và cơ chế kết hợp cung – cầu trên thị trường còn nhiều vướng mắc. Các sản phẩm KH&CN có khả năng thương mại hóa còn hạn chế. Đồng thời, cơ chế của các quỹ phát triển KH&CN chưa thực sự phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách còn thiếu liên kết, đồng bộ, đang chồng chéo, mâu thuẫn. Việc hoạch định và tổ chức chính sách tài chính ưu tiên, ưu đãi phát triển thị trường KH&CN chưa thực sự gắn với tính đặc thù của thị trường KH&CN còn mang tính cào bằng, chủ yếu nghiêng về phía cung hàng hóa, dịch vụ công nghệ. Quy trình thủ tục, điều kiện thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan còn phức tạp...
Ngoài ra, cơ cấu chi đầu tư và chi thường xuyên của NSNN cho KH&CN chưa hợp lý. Chi đầu tư phát triển giảm từ 36% trong giai đoạn 2001 - 2010 xuống còn 32% trong giai đoạn 2011 - 2015, trong khi đó chi thường xuyên trong cùng giai đoạn tăng từ 64% lên 68%.
Coi vốn nhà nước là "vốn mồi" để thu hút đầu tư
PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính sách và công cụ tài chính như: Khắc phục những bất cập, hạn chế hiện hành, đảm bảo có tác động toàn diện, tích cực tới cả 5 yếu tố của thị trường KH&CN; ưu tiên, hỗ trợ phát triển các yếu tố thị trường làm nền tảng; lấy tiêu chí hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội làm nền tảng đổi mới hệ thống chính sách công cụ; đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức, bố trí nhân sự thực hiện công tác quản lý tài chính đối với thị trường KH&CN.
Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ cũng có ý kiến, nên tiếp tục chính sách hỗ trợ về thuế nhằm khuyến khích, ưu tiên đối với các tổ chức, các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường KH&CN; đặc biệt quy định rõ hơn thuế đối với các trung tâm, tổ chức làm nhiệm vụ môi giới, tư vấn, thẩm định, chuyển giao công nghệ; quy định rõ hơn chính sách thuế TNCN đối với các nhà nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ...
Về chính sách chi NSNN, theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ nên đổi mới theo hướng coi chi NSNN là “vốn mồi” với mức tối đa để thu hút được các nguồn vốn ngoài NSNN đầu tư trực tiếp, đầu tư thông qua việc huy động các quỹ phát triển KH&CN; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hỗ trợ cho sự vận hành thông suốt của thị trường KH&CN.
Chính sách tín dụng nhà nước nên tập trung đổi mới hệ thống các quỹ phát triển KH&CN các cấp, đặc biệt là hệ thống các quỹ ở cấp địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất, linh hoạt nhất cho việc tiếp cận vốn. Nên sửa đổi chế độ kế toán theo hướng tính đúng, tính đủ và tính kịp thời các chi phí cho việc nghiên cứu, cung ứng hàng hóa dịch vụ KH&CN, xác định giá trị thị trường, đảm bảo thị trường KH&CN tuân thủ các quy luật của thị trường.
Ngoài ra, nên đổi mới chính sách xã hội hóa nguồn lực tài chính theo hướng khuyến khích các thành phần tham gia; hoàn thiện quy định giám sát tài chính riêng đối với các doanh nghiệp có dự án KH&CN; hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm do Chính phủ thành lập hoặc Nhà nước có đóng góp vốn, nhằm đầu tư vào các dự án KH&CN có tiềm năng. Song song với đó, hoàn thiện cơ chế tự chủ; tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập; tạo thị trường tài chính thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư mua chứng khoán do các tổ chức KH&CN phát hành; nghiên cứu đối tượng thụ hưởng của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Đồng thời, có cơ chế ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.
TS. Tạ Bá Hưng, Ban Chủ nhiệm Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Theo vị Chủ tịch hội đồng này, đây là lần đầu tiên có đề tài nghiên cứu về thị trường KH&CN Việt Nam. Đề tài đã đưa ra được những kiến nghị giải pháp, công cụ và chính sách tài chính đồng bộ và toàn diện để phát triển thị trường KH&CN./.
Bùi Tư