【barcelona đấu với girona】Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Juventus, 03h00 ngày 28/11
"Bảo vệ" toàn diện
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thị trường BH đang ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền KT-XH, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH theo Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020.
Thị trường BH đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tính đến hết năm 2014, thị trường BH nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 21%/năm), đã huy động trên 85.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, phần lớn thông qua hình thức BH vào các hợp đồng BH tiết kiệm và đầu tư dài hạn, qua đó góp phần kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế.
Thống kê của các DNBH cho thấy, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong những trường hợp xảy ra sự kiện BH mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ NSNN, góp phần thực hiện chính sách tài khóa. BH đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế với tổng số dư đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 130.000 tỷ đồng cho đến hết năm 2014.
Về chính sách an sinh xã hội, từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến hết năm 2014, thị trường BH đã tạo lập công ăn việc làm cho trên 400.000 lao động với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính, BH. Ngoài ra, hiện nay, gần 10 triệu người có BH y tế, sức khỏe; 12 triệu học sinh được BH sức khỏe, tai nạn; trên 12 triệu lượt khách được BH tai nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được BH trách nhiệm hành khách vận chuyển đường bộ. Những người được BH nói trên đã có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính và được BH chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ NSNN.
Thị trường BH cũng đã và đang bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư thông qua việc BH cho hầu hết loại hình tài sản từ công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành nghề kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; với đa dạng những loại hình BH từ BH tài sản thiệt hại, BH bảo lãnh, BH tín dụng, rủi ro tài chính… Tổng giá trị kinh tế tài sản được BH của khu vực DN mọi thành phần kinh tế lên tới gần 10 triệu tỷ đồng.
Thể chế chuẩn mực
Một trong những hệ quả nhìn thấy ngay từ gia nhập WTO chính là việc hệ thống văn bản pháp luật về BH từng bước được hoàn chỉnh theo hướng ngày càng chi tiết, rõ ràng, minh bạch, cụ thể hóa các quy định đối với từng lĩnh vực BH, thậm chí đến từng loại hình nghiệp vụ, sản phẩm BH đặc thù, phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế.
Bộ Tài chính đánh giá: Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh BH là nền tảng cơ bản để thị trường BH phát triển toàn diện các nhân tố thị trường với sự đa dạng hóa sở hữu, loại hình các DNBH trên thị trường. Các tiêu chí cấp phép được quy định công khai, minh bạch và được lượng hóa. Nhìn chung, các tiêu chí và thủ tục cấp phép hiện tại đã đảm bảo sàng lọc, lựa chọn các chủ đầu tư thực sự có uy tín, có năng lực tài chính và tiềm năng, phát triển mạnh, cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Hệ thống chính sách đã tạo sự bình đẳng cho các chủ đầu tư góp vốn thành lập DNBH, DN môi giới BH thông qua xóa bỏ các rào cản, phân biệt đối xử. Các công ty BH trong nước và nước ngoài đều được điều chỉnh bởi cùng một khung pháp lý. Các quy định về gia nhập thị trường như vốn tối thiếu, đặt cọc, thủ tục cấp phép các quy định về đảm bảo khả năng thanh toán đều được áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế hơn nhà đầu tư trong nước quy định tại các văn bản trước đây cũng đã được xóa bỏ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Quá trình xây dựng quy định về việc thành lập chi nhánh BH phi nhân thọ tại Việt Nam, cho phép cung cấp dịch vụ BH qua biên giới được đảm bảo theo đúng lộ trình cam kết. Bộ Tài chính cũng đã thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH; xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro của DNBH phù hợp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; sử dụng các công cụ phân tích hiện đại cho phép đưa ra cảnh báo sớm các nguy cơ của DN; qua đó tăng cường công tác giám sát tuân thủ và cưỡng chế thực thi; bảo đảm sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường thông qua các quy định về tài chính như vốn điều lệ phải phù hơp với quy mô và mức độ rủi ro hoạt động của DNBH... Hoạt động đầu tư vốn cũng được quy định chặt chẽ về hạn mức đầu tư. Nhìn chung, các quy định về chế độ tài chính của DNBH đảm bảo hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế tài chính tác động lên các DNBH.
Ngoài ra, các quy định về công tác quản trị, điều hành như xây dựng và thực hiện các quy trình nghiệp vụ, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và công khai hóa thông tin tài chính doanh nghiệp, tiêu chuẩn người quản trị điều hành… được ban hành đã góp phần cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp, từng bước chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của DN.
Tăng cường hợp tác quốc tế
Gia nhập WTO là cơ hội để Việt Nam đón các DNBH nước ngoài vào thị trường. Ngay từ khi hình thành, các công ty tái BH quốc tế đã có quan hệ chặt chẽ với thị trường BH trong nước, qua đó không chỉ cung cấp các giải pháp bảo vệ tài chính cho các DNBH mà còn thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý rủi ro và bồi thường cho người tham gia BH trong nước.
Việc tham gia thị trường của các công ty BH nước ngoài, của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các DNBH trong nước, không chỉ nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành nghiệp vụ chuyên môn BH cho thị trường BH mà còn góp phần xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực liên quan khác.
Các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này cũng liên tục được đẩy mạnh. Việt Nam đã trở thành thành viên Diễn đàn Các cơ quan quản lý BH Đông Nam Á và Hiệp hội quốc tế Các nhà quản lý BH (IAIS). Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh BH đã từng bước tuân thủ một phần hoặc tuân thủ hoàn toàn các chuẩn mực quản lý, giám sát BH của IAIS.
Các chính sách về quản trị doanh nghiệp, hệ thống cảnh báo sớm đã được hình thành thông qua cơ chế tham vấn, chia sẻ thông tin qua diễn đàn Hội nghị các nhà quản lý BH ASEAN (AIRM). Hợp tác song phương với các tổ chức, đối tác quốc tế đã và đang hỗ trợ cơ quan quản lý, giám sát xây dựng chính sách về BH thiên tai, BH năng lượng nguyên tử, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo tăng cường năng lực…
Nâng cao hiệu quả DN Nhà nước Để tiến sát hơn với quốc tế, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và DNBH". Với đề án này, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp tái cấu trúc DNBH. Trong giai đoạn 2011-2014, các DNBH đã thực hiện một bước việc tái cấu trúc về mô hình tổ chức hoạt động, công tác quản trị DN, quản trị tài chính DN, cụ thể như tiếp tục củng cố, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh nhằm phù hợp với sự phát triển của thị trường cũng như để đảm bảo các quy định của pháp luật, mở rộng mạng lưới hoạt động; áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản trị DN nhằm ngăn ngừa trục lợi BH, kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi, giám sát việc thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tại các DNBH. Đến tháng 3-2015, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bảo Việt đã hoàn thành việc thoái vốn tại DNBH. Ngày 27-6-2014, Tổng công ty Hàng không Việt Nam thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần BH hàng không. Cuối tháng 12-2014, Tập đoàn Bảo Việt đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Bảo Long. Các DNBH còn lại đang xây dựng kế hoạch để giảm vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Việc thoái vốn không ảnh hưởng đến công tác quản trị DNBH. Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các DNBH tiến hành rà soát và đã đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn người quản trị điều hành. Đến nay, Bộ Tài chính đã chấp thuận 35 đề nghị thay đổi nhân sự của các DNBH phi nhân thọ, 24 đề nghị thay đổi nhân sự của các DNBH nhân thọ. Các DNBH đã thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về công bố thông tin, đảm bảo đúng, đủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. |