VPA/FLEGT được Việt Nam - EU chính thức ký kết ngày 19/10/2018,êngiaoviệcgiámsátVPAFLEGTchocáctổchứtỷ số trận girona tại Brúc-xen, Bỉ, được đánh giá là sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU, một thị trường mà theo như ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, là “rất quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam”.
Theo các cam kết, thỏa thuận tại VPA/FLEGT, sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ được xuất khẩu trực tiếp vào thị trường 28 nước EU, mà không cần phải thông qua một nước trung gian nào, nếu đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp và truy xuất nguồn gốc. Thực thi VPA/FLEGT cũng sẽ giúp Việt Nam tăng cường cải cách, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực lâm nghiệp, nâng cao vị thế hàng hóa lâm sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi VPA/FLEGT có hiệu lực, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam kỳ vọng, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU có thể sẽ đạt trên 1 tỷ USD, tăng gấp đôi hiện tại (mới đạt khoảng 700 triệu USD) chỉ sau vài năm.
Diễn đàn quản trị rừng lần 2 |
Nhằm hỗ trợ thực hiện giám sát các tác động của VPA/FLEGT, được sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức FOA-FLEGT, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững, đã tiến hành biên soạn “Sổ tay Hướng dẫn các tổ chức xã hội thực hiện giám sát tác động của VPA/FLEGT đến các hộ trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ qui mô nhỏ và siêu nhỏ”. |
Để tiến tới thực thi VPA/FLEGT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ thiết lập một hệ thống để xác minh bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp phép cho gỗ hợp pháp xuất khẩu vào thị trường EU. Diễn đàn “Giám sát quản trị rừng” cũng đã được tổ chức lần thứ nhất (năm 2018) theo sáng kiến của Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) và mạng lưới VNGO - FLEGT, với sự ủng hộ của Tổng cục Lâm nghiệp và Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tại đây, các đại biểu đến từ các bộ, ngành liên quan, các tổ chức xã hội dân sự… đã nhất trí cần thường xuyên tổ chức diễn đàn để các bên liên quan chia sẻ, thảo luận, học hỏi, kết nối và tìm cơ hội hợp tác.
Trên cơ sở đó, các tổ chức trực thuộc và thành viên của VUSTA đã có những đóng góp tích cực cho tiến trình ký kết VPA/FLEGT, chủ động triển khai các hoạt động tham vấn, tuyên truyền và phổ biến về VPA/FLEGT đến các tổ chức, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và người dân ở nhiều tỉnh có rừng, được cả hai phía EU và Việt Nam đánh giá cao. Mạng lưới VNGO - FLEGT và các tổ chức của VUSTA cũng đã tự nguyện tham gia đánh giá, xây dựng phương pháp, tiến hành thu thập dữ liệu để chuẩn bị cho việc giám sát tác động của VPA/FLEGT đối với các nhóm đối tượng trong ngành lâm nghiệp.
Phát biểu tại Diễn đàn “Giám sát quản trị rừng” lần 2, diễn ra ở Hà Nội ngày 17/01/2019, ông Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA cho rằng: Đã đến lúc các tổ chức có liên quan cần phải quan tâm đến việc thực thi VPA/FLEGT ở Việt Nam, thảo luận và thống nhất khuôn khổ cho việc thực hiện giám sát các tác động và thực thi VPA/FLEGT nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
Đặc biệt, theo ông Tân, cần phải làm rõ những vấn đề: Ai sẽ giám sát thực thi VPA/FLEGT; nội dung nào cần được giám sát và giám sát như thế nào; cần có những điều kiện gì để tham gia giám sát VPA/FLEGT… Trả lời những câu hỏi vừa nêu, ông Tân cho rằng, Nhà nước nên giao việc giám sát tác động thực thi VPA/FLEGT cho các tổ chức không trực tiếp triển khai thực hiện VPA/FLEGT để đảm bảo tính độc lập, khách quan, công bằng và hiệu quả.