Đây là khẳng định của các đại biểu trong phiên thảo luận sáng nay (29-3) về các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước,ủlấyngườidacircnvagravedoanhnghiệplagravetrungtacircmphụcvụkeo truc tuyen tren m88 Chính phủ.
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch nước đã quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước với tinh thần trách nhiệm cao, xem xét kỹ lưỡng và thận trọng việc ký kết các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền. Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng: 343.718 huân, huy chương; 25.146 danh hiệu vinh dự Nhà nước, trong đó phong tặng 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 84 danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Trong nhiệm kỳ Chính phủ năm 2016-2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 1,7 lần, từ 328 tỷ USD năm 2015 lên 517 tỷ USD năm 2019 và đạt 545 tỷ USD năm 2020. GDP năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; bình quân 2016-2020 đạt 5,99%, cao hơn 5,91% của giai đoạn 2011-2015, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2020, Việt Nam đã vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN và đứng thứ 37 thế giới. |
Các đại biểu bày tỏ ấn tượng sâu sắc với nhiệm kỳ của Chính phủ trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Có được kết quả trên, theo đại biểu Phan Viết Lượng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, là do Chính phủ đã phối hợp tích cực với các cơ quan của Quốc hội, kịp thời trình Quốc hội những vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra cũng như vấn đề mà cử tri kiến nghị. Chính sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ nên hầu hết các chỉ tiêu, nghị quyết của nhiệm kỳ đều đạt và vượt, tạo ra những đột phá, nhất là ở lĩnh vực đầu tư công.
Nhiều năm trước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đều rất thấp, nhưng nhiệm kỳ này, nhất là những năm cuối nhiệm kỳ đã có sự chuyển biến rõ rệt, đây là tiền đề lớn để thúc đẩy phát triển. Chính phủ cũng trình Quốc hội các dự án mang tính đột phá như dự án đường cao tốc phía Đông, sân bay Long Thành, mở ra những mục tiêu để tăng cường đầu tư cho các tỉnh khó khăn. |
Đại biểu Phan Viết Lượng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước (bên phải) trao đổi với các đại biểu tham dự kỳ họp
Một trong những bài học kinh nghiệm mà Chính phủ rút ra đó là tích cực đổi mới phương thức làm việc, thực sự lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch hoạt động công vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, kịp thời biểu dương khen thưởng sự tận tụy cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và xử lý nghiêm các vi phạm.
Đại biểu Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Trong phiên thảo luận, các đại biểu nêu ra 3 vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Thứ nhất, nợ xấu, nợ công giảm mạnh, đây là dư địa để tăng trưởng trong thời gian tới trong bối cảnh phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai, kết quả nhập siêu tích cực nhưng còn một số vấn đề cần lưu ý như nhập siêu với các nước trong khu vực… Thứ ba, Chính phủ đã quyết liệt cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng thành công này đặt ra thách thức lớn cho nhiệm kỳ mới vì không còn nhiều dư địa để cải cách, do đó cần đột phá thể chế, chuyển đổi phương thức quản lý mạnh mẽ trên cơ sở chuyển đổi số…
“Nếu chuyển đổi số thành công thì những kết quả cải cách thể chế sẽ giúp chúng ta biến những điều không thể thành có thể. Đây chính là cơ sở để chuyển từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ” - đại biểu Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. |
Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều đại biểu chỉ rõ vẫn có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, cơ chế xin cho. Đại biểu Phan Viết Lượng chỉ ra rằng việc áp dụng luật của các cơ quan nhà nước các cấp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; các chủ trương đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân chưa triệt để, nông dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, khoảng cách giữa các vùng miền chưa được thu hẹp.
Tình trạng tội phạm, vi phạm pháp luật, ý thức chấp hành luật chưa được cải thiện nhiều; cải cách hành chính tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn rườm rà, ở đâu đó còn có biểu hiện cửa quyền, nhũng nhiễu, phát sinh nhiều chi phí không chính thức… Đây là những vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm hơn trong thời gian tới.