Hệ lụy của việc trừng phạt Nga đã đẩy nhiều quốc gia châu Âu vào cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng làm người dân phản đối.
Cuối tuần qua đã chứng kiến tình trạng thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng ở Pháp. Ảnh: AP
Bức xúc về khủng hoảng năng lượng và tổn thất kinh tế đã khiến hàng nghìn người dân ở thủ đô Paris đốimặtvớikhủnghoảngnănglượđội hình borussia dortmund(Pháp) tràn ra đường tuần hành. Đám đông biểu tình đã tuần hành dọc trung tâm thủ đô Paris, yêu cầu Chính phủ Pháp thay đổi lập trường đối với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đảng Les Patriotes (Những người yêu nước) do thủ lĩnh Florian Philippot đứng đầu đã phát động cuộc biểu tình. Theo ông này, với tên gọi “cuộc mít tinh toàn quốc kháng chiến”, cuộc biểu tình đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Họ mang theo quốc kỳ và những tấm biển hiệu được ghi dòng chữ “Frexit” - một cụm từ viết tắt biểu thị yêu cầu Pháp rời khỏi EU. Đồng thời đám đông biểu tình còn hô vang: “Hãy rời khỏi NATO”.
Những người biểu tình chỉ trích NATO là “kẻ kích động chiến tranh”, gây ra gián đoạn kinh tế và những hạn chế về mặt năng lượng cũng như sức khỏe, sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine. Trước đó, các cuộc biểu tình cũng đã nổ ra vào ngày 3 và 17-9.
Tháng trước, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Pháp CRE cảnh báo rằng các gia đình có thể đối mặt với tình trạng mất điện trong mùa Đông này nếu giá rét nghiêm trọng.
Bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Dân tộc (FN) cũng cảnh báo quốc gia này nên chuẩn bị cho một mùa Đông đầy khó khăn. Nữ chính khách cánh hữu nhận định các biện pháp trừng phạt đối với Nga không có tác dụng và thay vào đó đang gây hại cho người dân Pháp.
Trước thực trạng khó khăn trên, Chính phủ Pháp đã buộc phải giải phóng nhiên liệu dự trữ chiến lược của mình trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne, hiện đang có chuyến công du tới Algeria, cho biết Paris đã “giải phóng kho dự trữ chiến lược” và tăng lượng cung cấp nhiên liệu lên 20%.
Trong khi đó, tại Anh, hai nhà cung cấp năng lượng Octopus Energy và Ovo Energy đã vận dụng sáng kiến thưởng tiền cho khách hàng tiết kiệm điện. Chương trình mới này kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thiếu điện đối với nước Anh trong mùa Đông. Theo sáng kiến tiết kiệm của công ty Octopus triển khai từ tháng 11-2022 đến tháng 3-2023, khách hàng sẽ được trả trung bình khoảng 4 bảng Anh (tương đương 4,46 USD) cho mỗi số điện được tiết kiệm trong giờ cao điểm. Hành động này có thể cho phép khách hàng tiết kiệm tới 100 bảng Anh trong mùa Đông.
Còn Công ty Ovo cũng triển khai sáng kiến tương tự dưới tên gọi “Phong trào Điện năng”. Nhà cung cấp Ovo cũng sẽ thưởng cho khách hàng lên tới 100 bảng Anh nếu như chuyển sáng dùng điện trong giờ cao điểm sang giờ không cao điểm. Chương trình sẽ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau.
Khủng hoảng năng lượng đã khiến giới chức EU phải đề ra các biện pháp ứng phó khẩn cấp. Theo đó, các nước thành viên EU đang tìm kiếm một thỏa thuận vào tháng 11 tới nhằm triển khai thêm các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với giá khí đốt tăng cao, song hiện vẫn các nước EU đang bất đồng về hình thức của các biện pháp, cũng như việc liệu có nên áp giá trần với khí đốt không.
Trong bối cảnh EU chuẩn bị bước vào mùa Đông với nguồn cung khí đốt từ Nga khan hiếm và chi phí năng lượng cao, các Bộ trưởng Năng lượng EU sẽ nhóm họp tại Praha (Thụy Sĩ) vào ngày 12-10 tới nhằm thảo luận bước tiếp theo, sau loạt biện pháp khẩn cấp như giảm mức tiêu thụ điện vào giờ cao điểm và áp thuế khẩn cấp đối với lợi nhuận thu được của các công ty năng lượng.
Giới phân tích nhận định, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ còn kéo dài và diễn biến gay gắt hơn khi cuộc chiến của Nga và Ukraine ngày càng căng thẳng kéo theo việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho EU. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết khi có nguồn cung cấp khí đốt khác thay thế. Tuy nhiên, bài toán khó này EU vẫn còn loay hoay chưa tìm được lời giải.
HN tổng hợp