Lời Tòa soạn: Sáng nay,ựluậtThủđôquotĐấtlànhchimđậkết quả bóng đá trực tuyến hôm một Đại biểu Quốc hội đã "nhân danh" nguyện vọng cử tri Hà Nội đề nghị Quốc hội thông qua dự luật Thủ đô. Nhưng theo khảo sát nhanh của PV Chất lượng Việt Nam, nhiều cử tri Hà Nội không đồng tình với dự luật này.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Tuấn, báo Lao động:
Nhà văn hóa đã tỉ mẩn đếm được có tới 62 cái biển cấm dải khắp bờ Hồ Gươm. |
Cách đây chưa lâu, một nhà văn hóa, ông Vũ Thế Long, Ủy viên BCH Hiệp hội UNESCO Hà Nội đã tỉ mẩn đếm được có tới 62 cái biển cấm, cứ dăm bước một cái, dải khắp bờ Hồ Gươm. Cấm từ “đi, để xe đạp, xe máy, vứt rác, phế thải, phóng uế đại tiểu tiện, đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng”, cho đến cấm “cởi trần”, “cãi chửi”, “nằm nghỉ”.
Thậm chí, ngay cả khi clip “Cô gái tắm tiên bên bờ Hồ” được xác định là giả, là…ảo, bên hồ Lục Thủy vẫn rành rành tấm biển cấm “tắm giặt, rửa ráy”. “Vẻn vẹn chỉ một diện tích như vậy mà treo đến trên 60 biển cấm thì đó là một “rừng cấm”. Khách thấy la liệt các biển cấm, đọc và hiểu được những biển ấy thì khác chi ta quá “đề phòng” khách là người kém hiểu biết, không văn hóa - ông Long viết.
Cái chữ “cấm”, dường như phản ánh văn hóa của người cấm.
Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô, doanh nhân Phạm Trọng Nhân, một ĐBQH của tỉnh lẻ Bình Dương đã nêu một chi tiết không nhỏ. Đó là có tới 15 chữ “phải” trong Luật Thủ đô.
Đã đành là Hà Nội đang quá tải, với một mật độ, chẳng hạn như ở Đống Đa, lên đến 37 ngàn người/km2.
Rõ ràng là những luồng dân cư vẫn đang đổ về khiến dân số đã tăng quá cả mức dự kiến của năm 2020. Rõ ràng là những con đường ở Hà Nội đang quá tải trầm trọng. Rõ ràng là những nhu cầu y tế, giáo dục của cư dân Thủ đô đang bị ảnh hưởng.
Nhưng cũng rõ ràng là một bộ luật không thể chỉ để điều chỉnh những bức xúc trước mắt, không thể lấy bức xúc của hiện tại để vẽ ra vô số những chữ “phải”. “Phải” từ lĩnh vực đất đai, “phải” sang quản lý dân cư, “phải” đến giao thông đô thị.
Nhiều người dường như đã không để ý rằng, đây là Luật Thủ đô, chứ không phải là luật Hà Nội. Trong khi nhìn vào luật không thấy thủ đô, mà chỉ thấy một Hà Nội đang tìm mọi cách đóng chặt những cửa ngõ bằng 15 chữ “phải” và vô số những quy phạm siết, phạt khác.
Bởi thực ra, câu chuyện điều chỉnh những “bức xúc hiện tại, tình trạng trước mắt” sẽ trở nên rất vô nghĩa nếu như Thủ đô không phải là Hà Nội, như một thời kinh đô đặt ở Thanh Hóa, ở Bình Định, ở Huế.
Sáng nay, cùng với nhiều đại biểu Quốc hội Hà Nội, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung tha thiết: Tâm tư nguyện vọng của cử tri là mong muốn Quốc hội thông qua Luật Thủ đô trong kỳ họp này.
Nhưng có lẽ, nếu được thông qua, như Quốc hội đã từng thông qua nghị quyết về việc sáp nhập thủ đô, thì Luật Thủ đô hiện có nhiều ý kiến trái chiều.
Chỉ riêng điều 19, quy định về cư trú, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng những quy định về siết cư trú trong Luật Thủ đô không trái với Luật Cư trú; nhưng cũng không ít thì lại cho là đang trái Luật Cư trú, đang xâm phạm đến quyền công dân.
Nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Tâm là “Hạn chế chứ không phải quản lý dân cư”. Nhà sử học Dương Trung Quốc sáng nay đã dùng chữ “phân tâm” để chỉ những luồng ý kiến trái chiều giữa các đại biểu Quốc hội, khiến luật Thủ đô, dù nâng lên đặt xuống nhiều lần, vật vã chán, mới chỉ “gần với tính khả thi hơn” mà thôi.
Nhà sử học, dường như cũng không vô tình, nhắc lại câu “đất lành chim đậu”.
Nhưng không con chim nào dám đậu trên những biển cấm. Cũng như không có mảnh đất nào là “lành” với dày đặc những chữ phải, ở một ý nghĩa nào đó, cũng là chữ “cấm” ngoài đời sống, hoặc “hạn chế” trong luật.
Đào Tuấn