Tăng tốc tiêm vắc-xin cho người dân góp phần hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Ảnh: MC
Đây là một tín hiệu rất phấn khởi,àochắnvắnhận định trận lazio cho thấy tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng từng ngày, đồng nghĩa với số người có kháng thể với virus SARS-CoV-2 đang gia tăng. Đặc biệt sau thời gian ngóng đợi, những ngày tháng 9 này, đội ngũ công nhân viên, lao động ở khu kinh tế, khu công nghiệp ở địa phương tiếp cận tiêm phòng vắc-xin phòng dịch COVID-19, góp phần duy trì sản xuất kinh doanh để đạt mục tiêu kép. Tiếp đến là chị em tiểu thương các chợ ở thành phố, huyện, thị xã... cũng vào diện ưu tiên tiêm vắc-xin.
Mới đây, một bác sĩ ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh chia sẻ, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng trên thế giới (hiện có nhiều loại đang được sử dụng tại Việt Nam) có hiệu quả ngăn ngừa đáng kể số ca bệnh nặng và tử vong do dương tính với COVID-19.
Hiện, tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn là một trong những giải pháp tối ưu trong phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho người dân trước đại dịch COVID-19, được thế giới, trong đó Việt Nam đang chú trọng thực hiện. Ngoài ra, vắc-xin ngừa COVID-19 cũng là giải pháp cần thiết, quan trọng để sớm đưa các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trở lại.
Song, theo các chuyên gia y tế, việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 giúp bảo vệ con người trước sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2, nhưng không hoàn toàn giúp họ miễn dịch với loại virus này. Do vậy, người đã tiêm vắc-xin vẫn có khả năng nhiễm bệnh (đa phần nhẹ, không có triệu chứng) và lây bệnh cho người khác, nhất là những người mới tiêm mũi 1 chưa đủ 14 ngày. Hơn nữa, hiện ở địa phương mới chỉ có người trên 18 tuổi tiếp cận tiêm được vắc-xin ngừa COVID-19, nhưng tỷ lệ được tiêm đủ 2 mũi chưa cao. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2021, số người trên 18 tuổi ở địa phương sẽ được tiêm khoảng 1.481.288 mũi. Tuy nhiên, dù đã tiêm 1 hay đủ 2 mũi vắc-xin ngừa COVID-19 thì người dân cũng không chủ quan trong phòng ngừa dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân, cộng đồng. Sau tiêm vắc-xin, ngành y tế vẫn khuyến cáo người dân tuân thủ thông điệp 5K để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.
Đối với lực lượng tuyến đầu, như công an, quân đội, y tế, cán bộ chống dịch ở cơ sở… và đối tượng làm việc thường xuyên tiếp xúc đông người (lái xe, giao nhận hàng, công nhân lao động trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp, khu kinh tế)… cần tiếp tục chú ý phòng, chống dịch bệnh, ngay cả khi đã tiêm vắc-xin.
Thừa Thiên Huế đang chủ động kiểm soát dịch bệnh và từng bước triển khai kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội sau những ngày đợt sóng COVID-19 trở lại diễn biến phức tạp (từ ngày 27/4). Trên tinh thần thích nghi, sống chung với dịch COVID-19 nhưng không chủ quan, với nhiều giải pháp được lãnh đạo địa phương đưa ra với sự thận trọng, chặt chẽ, an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người dân; trong đó có việc tăng cường tiêm vắc-xin theo đúng tiến độ đề ra, đúng người, đúng đối tượng. Cùng với việc tăng tốc tiêm vắc-xin cho người dân trong điều kiện có thể, chính ý thức tự giác, sự chủ động trong phòng, chống dịch bệnh của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân sẽ tạo ra “vắc-xin cộng đồng” góp phần hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh trong thời điểm chờ tỷ lệ bao phủ vắc-xin, tiến tới tạo được miễn dịch cộng đồng để ổn định trở lại trong "bình thường mới".
Song Minh