【dự đoán tỷ số tối nay】Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Inter Milan, 0h00 ngày 2/12
Mười lăm năm - thời gian chưa phải là dài - nhưng Hậu Giang đã tạo được nhiều dấu ấn quan trọng trên các lĩnh vực chính trị,ếttmthựchiệnthắnglợiccmụctiucủacảnhiệmkỳdự đoán tỷ số tối nay kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Với những thành quả đạt được, bây giờ có thể tự tin khẳng định rằng tỉnh trẻ Hậu Giang đang cùng hòa nhịp trong sự phát triển chung với các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chia sẻ với Báo Hậu Giang nhân dịp năm mới.
Ông Lữ Văn Hùng (thứ 11 từ trái sang), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ký kết hợp tác với tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc.
Trước hết, ông có thể phác họa về hình ảnh Hậu Giang sau 15 năm thành lập ?
- Tỉnh Hậu Giang tròn 15 tuổi đúng vào đầu năm 2019 này. Tỉnh được thành lập từ ngày 1-1-2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI.
Đi lên từ tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, nên trong quá trình phát triển, Hậu Giang chưa bao giờ hết khó khăn. Nhưng thuận lợi cơ bản là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự hỗ trợ giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ của các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, điều hành năng động của UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của Mặt trận và các đoàn thể, đặc biệt là sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị, cùng sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp... nên tỉnh đều triển khai thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu hàng năm đã đề ra.
Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thăm cánh đồng lớn tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.
Cụ thể cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, lợi thế từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm đang được phát huy có hiệu quả. Các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đạt mức cao và đi vào chiều sâu theo hướng tăng chất lượng. Phát triển lực lượng sản xuất gắn với củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất mới có nhiều khởi sắc. Cơ cấu đầu tư, lao động chuyển dịch tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị và nông thôn được đầu tư theo hướng hoàn thiện, phục vụ tốt cho sự phát triển nhanh và bền vững. Các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội đều có tiến bộ. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng lên. Quốc phòng - an ninh luôn được tăng cường, giữ vững…
Để đánh giá một cách toàn diện về sự bứt phá đi lên của tỉnh Hậu Giang, có thể so sánh thành tựu ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh, nhưng ở đây tôi nhấn mạnh điều này: Muốn biết nghị quyết của Đảng có đúng và thực chất đi vào cuộc sống thế nào thì hãy nhìn vào bữa ăn của người dân có được cải thiện từng ngày hay không. Với Hậu Giang, lúc thành lập tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 24% thì nay tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều chỉ còn 7,13%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,32 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 7 lần so với năm 2004, tăng bình quân gần 9%/năm. Qua đó cho thấy tăng trưởng kinh tế đã gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Vừa qua, đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ 2015-2020 cho thấy, Hậu Giang hiện đã phát triển ở mức trung bình so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/12; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đứng thứ 7/12; GRDP bình quân đầu người đứng thứ 9/12; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đứng thứ 1/12; số bác sĩ/vạn dân đứng thứ 5/12; tốc độ giảm nghèo đứng thứ 3/12…
Thưa ông, với những thành quả trên, Hậu Giang đang tiến gần hơn mục tiêu phát triển trong tốp khá của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ?
- Từ một tỉnh nghèo nhất vùng, Hậu Giang phải trải qua nhiều cung bậc mới vươn lên là tỉnh phát triển trung bình, đó là kết quả từ sự phấn đấu rất lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Từ mức trung bình để phát triển lên khá đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực và tinh thần quyết liệt hơn nữa.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và ông Lữ Văn Hùng xem các tài liệu xúc tiến đầu tư của Hậu Giang.
Chỉ so sánh riêng về tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP từ đầu nhiệm kỳ này đến nay cho thấy năm sau luôn đạt cao hơn năm trước: Năm 2016 đạt 6,6%; năm 2017 đạt 6,7%; năm 2018 đạt 6,93%. Dù có đà tăng trưởng tốt, tuy nhiên để đạt mục tiêu chung của cả nhiệm kỳ thì trong 2 năm tới tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng trên 7%.
Tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững là một mục tiêu cao đối với một tỉnh trẻ, nhưng nếu không đặt ra yêu cầu như vậy thì Hậu Giang sẽ bị tụt hậu trong xu hướng phát triển chung của các địa phương trong vùng cũng như cả nước.
Như vậy Hậu Giang đặt ra mục tiêu cụ thể nào trong năm 2019 - năm có tính chất quyết định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, thưa ông ?
- Mục tiêu phải bám sát quan điểm: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần xã hội. Trên tinh thần đó, Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu chung trong năm 2019 với những nội dung cốt lõi là: Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh trong lòng Nhân dân, yếu tố có tính quyết định là nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, luôn luôn tôn trọng, gần gũi Nhân dân; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tập trung xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chuyển hướng mạnh mẽ công tác dân vận, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở gần dân, sát dân. Tăng cường phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tạo dấu ấn trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Giữ vững quốc phòng - an ninh; diễn tập khu vực phòng thủ chặt chẽ, an toàn.
Ông Lữ Văn Hùng (thứ 2 từ phải sang), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, cùng đoàn kiểm tra các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Thành A.
Công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là công tác tư tưởng và tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; sắp xếp cán bộ theo vị trí việc làm và tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phát huy tốt vai trò của người đứng đầu; quan tâm công tác hậu kiểm tra, giám sát; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ở cơ sở.
Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững; tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển đô thị; tiếp tục thực hiện kế hoạch khởi nghiệp; tăng cường chú trọng hiệu quả công tác đối ngoại, hợp tác; liên kết phát triển với các tỉnh, thành, địa phương trong và ngoài nước.
Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, y tế; thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông; tạo chuyển biến mới trong phát triển du lịch và lĩnh vực dịch vụ.
Đảm bảo quốc phòng - an ninh; tăng cường nắm tình hình, xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh; chỉ đạo tổ chức tốt công tác diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh cải cách tư pháp.
Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp.
Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu trên, theo ông cần những yêu cầu gì ?
- Về công tác đảng, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, nhất là Nghị quyết 18-NQ/TU, Nghị quyết 19-NQ/TU và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025 đúng quy định. Thực hiện điều động, sắp xếp cán bộ và đánh giá hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ, phục vụ công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp đã được xác định, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu đạt thấp, khó như: tốc độ tăng trưởng GRDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển, nâng tỷ lệ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…
Cùng với đó, tiếp tục khơi thông những động lực mới nhằm phát triển nhanh, bền vững như: Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xúc tiến đầu tư, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng lộ trình phát triển nền kinh tế xanh trên nền tảng logistics…
Tựu chung, nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, vì vậy một lần nữa tôi nhấn mạnh: Các ngành, các cấp, mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, thấm nhuần và thực hiện theo lời Bác dạy: Chủ trương một, giải pháp phải mười và quyết tâm phải hai mươi! Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân quyết tâm nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Cuối cùng, xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này !
NGUYỄN TẤN thực hiện