Trạm nén khí Bulgartransgaz tại Ihtiman,độtUkrainecóthểgâyrakhủnghoảngnănglượngmớiởchâuÂthứ hạng của smouha sc Bulgaria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Sputnik, xung đột leo thang ở Ukraine có thể gây ra một đợt khủng hoảng năng lượng mới ở châu Âu và làm tăng rủi ro an ninh lương thực ở các quốc gia thu nhập thấp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhận định trên trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) ngày 11/4.
Báo cáo cho hay: "Sự leo thang chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, hiện đã bước sang năm thứ hai, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng mới ở châu Âu và làm trầm trọng thêm mối đe dọa đối với an ninh lương thực ở các nước thu nhập thấp."
IMF cũng lưu ý mặc dù nguy cơ khủng hoảng khí đốt ở châu Âu vào mùa đông 2022-2023 đã được ngăn chặn nhờ hoạt động nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), và nhu cầu thấp hơn vì mùa Đông ôn hòa, song trong tương lai vẫn tồn tại nguy cơ giá cả tăng đáng kể.
Thêm vào đó, theo IMF, giá lương thực tăng do khả năng không thể gia hạn "thỏa thuận ngũ cốc" sẽ làm tăng gánh nặng cho các nhà nhập khẩu, đặc biệt là những người có khả năng tài chính hạn chế.
IMF cảnh báo: "Trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu tăng lên, căng thẳng xã hội có thể gia tăng."
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ra thông báo sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục giảm mức tiêu thụ khí đốt trong mùa Đông tới sau khi đạt được chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng đặt ra trước đó.
Báo cáo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết việc giảm mức sử dụng thực tế đã vượt mục tiêu tự nguyện một phần do thời tiết ấm hơn dự báo và chi phí năng lượng cao đã khiến người tiêu dùng sử dụng ít hơn.
Tiêu thụ khí đốt tại các nước thành viên EU đã giảm 19,3% trong khoảng từ tháng 8/2022 đến 1/2023 so với cùng kỳ của các năm từ 2017 và 2022. Tuy nhiên, hiện Brussels muốn thuyết phục các nước thành viên nỗ lực hơn nữa trong mùa Đông tới.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EP), Ủy viên năng lượng của EU, Kadri Simson, nói: “Chúng ta không nên ảo tưởng rằng mọi thứ đang trở nên dễ dàng.”
Bà cho rằng các quốc gia thành viên nên một lần nữa giảm 15% nhu cầu và chỉ có điều đó mới đảm bảo tốt nhất để đạt được mức dự trữ vào tháng 11 tới.
Bà Simson cũng kêu gọi một số quốc gia thành viên ngừng mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, kể cả khi mặt hàng này không bị trừng phạt.
Mặc dù vậy, bất kỳ đề xuất nào cũng phải được toàn bộ 27 quốc gia thành viên thông qua trước khi có hiệu lực.
Châu Âu đã rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng và người dân phải đối mặt với giá năng lượng cao chưa từng có kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng Hai năm ngoái.
27 quốc gia thành viên đã nhất trí cắt giảm 15% mức sử dụng khí đốt kể từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 so với mức trung bình của 5 năm trước đó./.